Trắc nghiệm Hóa học 8 Kết nối bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác - sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau:
"Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..."
- A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích.
B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian.
- C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ.
- D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích.
Câu 2: Điền và hoàn thiện khái niệm về chất xúc tác sau.
"Chất xúc tác là chất làm ...(1)... tốc độ phản ứng nhưng ...(2)... trong quá trình phản ứng"
- A. (1) thay đổi, (2) không bị tiêu hao.
B. (1) tăng, (2) không bị tiêu hao.
- C. (1) tăng, (2) không bị thay đổi.
- D. (1) thay, (2) bị tiêu hao không nhiều.
Câu 3: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng
- B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
- C. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng
- D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm
Câu 4: Khi cho axit clohiđric tác dụng với kali pemanganat (rắn) để điều chế clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi dùng
A. axit clohiđric đặc và đun nhẹ hỗn hợp.
- B. axit clohiđric đặc và làm lạnh hỗn hợp.
- C. axit clohiđric loãng và đun nhẹ hỗn hợp.
- D. axit clohiđric loãng và làm lạnh hỗn hợp.
Câu 5: Chất xúc tác dương có tác dụng nào sau đây?
- A. Làm chuyển dịch cân bằng của phản ứng theo chiều mong muốn
- B. Làm phản ứng tỏa nhiệt
C. Tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch
- D. Tăng năng lượng hoạt hóa
Câu 6: Cho cân bằng hoá học . N2(k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
- A. thay đổi áp suất của hệ.
B. thay đổi nồng độ N2.
- C. thay đổi nhiệt độ.
- D. thêm chất xúc tác Fe.
Câu 7: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là .
- A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.
- B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.
C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.
- D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 8: Cho cân bằng sau trong bình kín. 2NO2(màu nâu đỏ) ⇌ N2O4 (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có.
A. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt
- B. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt
- C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt
- D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt
Câu 9: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây.
A. Thời gian xảy ra phản ứng.
- B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng.
- C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng.
- D. Chất xúc tác.
Câu 10: Để hầm (ninh) thịt cá cho nhanh mềm, người nội trợ dùng biện pháp nào sau đây?
- A. Chặt nhỏ thịt, cá
- B. Cho thêm muối vào
- C. Dùng nồi áp xuất
- D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 11: Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do
- A. không cần có tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
B. tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng.
- C. tác động của các yếu tố từ bên trong tác động lên cân bằng.
- D. cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài.
Câu 12: Ở cùng một nồng độ, phản ứng nào dưới đây có tốc độ phản ứng xảy ra chậm nhất.
A. Al + dd NaOH ở 25oC
- B. Al + dd NaOH ở 30oC
- C. Al + dd NaOH ở 40oC
- D. Al + dd NaOH ở 50oC
Câu 13: Phương án nào dưới đây mô tả đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
- A. Nồng độ,nhiệt độ, chất xúc tác
- B. Nồng độ,nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất
- C. Nồng độ,nhiệt độ, chất xúc tác,áp suất, khối lượng chất rắn
D. Nồng độ,nhiệt độ, chất xúc tác,áp suất, diện tích bề mặt chất rắn
Câu 14: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ, khối lượng Zn sử dụng là như nhau) .
Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M (1)
Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M (2)
Kết quả thu được là .
A. (1) nhanh hơn (2).
- B. (2) nhanh hơn (1).
- C. như nhau.
- D. ban đầu như nhau, sau đó (2) nhanh hơn(1).
Câu 15: Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng?
- A. Nồng độ
B. Nhiệt độ
- C. Nguyên liệu
- D. Hóa chất
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Khi đốt củi, nếu thêm một ít dầu hỏa, lửa sẽ cháy mạnh hơn. Như vậy dầu hỏa là chất xúc tác cho quá trình này.
B. Trong quá trình sản xuất rượu (ancol) từ gạo người ta rắc men lên gạo đã nấu chín (cơm) trước khi đem ủ vì en là chất xúc tác có tác dụng làm tăng tốc độ phản ứng chuyển hóa tinh bột thành rượu.
- C. Một chất xúc tác có thể xúc tác cho tất cả các phản ứng.
- D. Có thể dùng chất xúc tác để làm giảm tốc độ của phản ứng.
Câu 17: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch axit HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây ?
- A. Dạng viên nhỏ.
B. Dạng bột mịn, khuấy đều.
- C. Dạng tấm mỏng.
- D. Dạng nhôm dây.
Câu 18: Trong phòng thí nghiệm, có thể điều chế khí oxi từ muối kali clorat. Người ta sử dụng cách nào sau đây nhằm mục đích tăng tốc độ phản ứng ?
- A. Nung kaliclorat ở nhiệt độ cao.
B. Nung hỗn hợp kali clorat và mangan đioxit ở nhiệt độ cao.
- C. Dùng phương pháp dời nước để thu khí oxi.
- D. Dùng phương pháp dời không khí để thu khí oxi.
Câu 19: Người ta sử dụng các biện pháp sau để tăng tốc độ phản ứng:
- Dùng khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
- Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
- Nghiền nguyên liệu trước khi nung để sản xuất clanhke.
- Cho bột sắt làm xúc tác trong quá trình sản xuất NH3 từ N2 và H2.
Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp đúng?
- A. 1
- B. 2
- C. 3
D. 4
Câu 20: Yếu tố nào dưới đây được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh bột đã được nấu chín để ủ ancol (rượu) ?
A. Chất xúc tác.
- B. áp suất.
- C. Nồng độ.
- D. Nhiệt độ.
Câu 21: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hóa học người ta dùng đại lượng nào dưới đây?
- A. Thể tích khí
B. Tốc độ phản ứng
- C. Nhiệt độ
- D. Áp suất
Câu 22: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
- B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
- C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
- D. xảy ra giữa hai chất khí.
Câu 23: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?
- A. vt= 2vn
B. vt=vn
- C. vt=0,5vn.
- D. vt=vn=0.
Bình luận