Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 kết nối tri thức cuối học kì 2
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hợp chất X được tạo thành từ oxygen và một nguyên tố khác. Chất X thuộc loại chất gì cho dưới đây?
- A. Muối.
- B. Acid.
- C. Base.
D. Oxide.
Câu 2: Đạm urea có thành phần chính là _______
- A. (NH$_{4}$)$_{2}$CO$_{3}$
B. (NH$_{2}$)$_{2}$CO
- C. NH$_{4}$Cl
- D. Ca(H$_{2}$PO$_{4}$)$_{2}$
Câu 3: Trong số những chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào không làm cho quì tím đổi màu?
- A. HNO$_{3}$
B. NaCl
- C. NaOH
- D. KNO$_{3}$
Câu 4: Oxide base là:
A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
- B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
- C. Những oxide không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
- D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.
Câu 5: Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng phân bón nào?
- A. Phân đạm.
B. Phân kali.
- C. Phân lân.
- D. Phân vi lượng.
Câu 6: SO$_{2}$ là oxide:
A. Oxide acid.
- B. Oxide base.
- C. Oxide trung tính.
- D. Oxide lưỡng tính.
Câu 7: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH?
- A. Na$_{2}$O.
- B. CaO.
C. SO$_{2}$.
- D. Fe$_{2}$O$_{3}$.
Câu 8: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Fe$_{2}$O$_{3}$.
- B. NaCl.
- C. CO$_{2}$.
- D. HNO$_{3}$.
Câu 9: Khi bón đạm ammoium cho cây, không bón cùng _______
- A. phân hỗn hợp
- B. phân kali
- C. phân lân
D. vôi
Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng sau:
CuO + H2SO$_{4}$ → ? + H$_{2}$O
Ở vị trí dấu hỏi (?) là công thức nào sau đây?
- A. CuS.
B. CuSO$_{4}$.
- C. Cu$_{2}$(SO$_{4}$).
- D. SO$_{2}$.
Câu 11: Một trong những nguyên nhân gây tử vong của nhiều vụ cháy là do nhiễm độc khí X. Khi vào cơ thể, khí X kết hợp với hemoglobin, làm giảm khả năng vận chuyển oxygen của máu. Khí X là:
- A. N$_{2}$.
- B. H$_{2}$.
C. CO.
- D. CO$_{2}$.
Câu 12: Cho dung dịch sulfuric acid loãng tác dụng với dung dịch nào sau đây tạo ra chất khí bay lên?
- A. KOH.
- B. CaCl$_{2}$.
- C. AgNO$_{3}$.
D. Na$_{2}$SO$_{3}$.
Câu 13: Trên bề mặt của vỏ trứng gia cầm có những lỗ nhỏ nên vi khuẩn có thể xâm nhập được và hơi nước, carbon dioxide có thể thoát ra làm trứng nhanh hỏng. Để bảo quản trứng lâu hỏng, người ta thường nhúng trứng vào dung dịch Ca(OH)$_{2}$, phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình này là
- A. CaO + H$_{2}$O → Ca(OH) $_{2}$.
- B. Ca(OH)$_{2}$ + 2CO$_{2}$ → Ca(HCO3) $_{2}$.
C. Ca(OH)$_{2}$ + CO$_{2}$ → CaCO$_{3}$ + H$_{2}$O.
- D. CaCO$_{3}$ + CO$_{2}$ + H$_{2}$O → Ca(HCO$_{3}$)$_{2}$.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bón phân đạm ammoium cùng với vôi bột nhằm tăng tác dụng của đạm ammoni.
- B. urea được sử dụng rộng rãi vì có hàm lượng N cao và dễ bảo quản.
- C. Phân lân tự nhiên, phân lân nung chảy thích hợp với loại đất chua (nhiều H$^{+}$).
- D. Thành phần chính của supephotphat kép là Ca(H$_{2}$PO$_{4}$)$_{2}$.
Câu 15: Khối lượng muối thu được khi cho 9,75 gam zinc tác dụng với 9,8 gam H$_{2}$SO$_{4}$ là
- A. 24,15 g
B. 16,1 g
- C. 17,71 g
- D. 19,32 g
Câu 16: Kim loại M có hoá trị II. Trong muối sulfate của M, kim loại chiếm 20% về khối lượng. Công thức của muối đó là
- A. Fe$_{2}$(SO$_{4}$) $_{3}$.
- B. Na$_{2}$SO$_{4}$.
C. MgSO$_{4}$.
- D. CaSO$_{3}$.
Câu 17: Cho 0,1 mol một oxide tác dụng vừa đủ với 0,6 mol HCl. Công thức của oxide đó là
A. Fe$_{2}$O$_{3}$.
- B. CaO.
- C. SO$_{3}$.
- D. K$_{2}$O.
Câu 18: Để tẩy gỉ sắt (Fe$_{2}$O$_{3}$), người ta thường dùng hydrochloric acid. Phản ứng xảy ra như sau:
Fe$_{2}$O$_{3}$ + 6HCl → 2FeCl$_{3}$ + 3H$_{2}$O
Tính thể tích tối thiểu dung dịch HCl 1 M cần dùng để phản ứng hết với 4g gỉ sắt (coi hiệu suất phản ứng là 100%).
- A. 0,1 L
- B. 0,12 L
C. 0,15 L
- D. 0,18 L
Câu 19: Hoà tan hoàn toàn 12 gam oxide kim loại R (R có hoá trị II) bằng một lượng vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 2M. Xác định công thức hoá học của oxide kim loại?
- A. CuO.
- B. FeO.
- C. CaO.
D. MgO.
Câu 20: Cho một thanh sắt (Fe) vào cốc đựng 200 mL dung dịch CuSO$_{4}$ nồng độ a (M). Sau khi phản ứng hoàn toàn, đồng sinh ra bám hết vào thanh sắt. Cân lại thanh sắt thấy khối lượng tăng thêm 0,8 g. Xác định giá trị của a.
- A. 0,4 g
- B. 0,6 g
C. 0,8 g
- D. 1,0 g
Bình luận