Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 kết nối tri thức cuối học kì 2( Đề số 2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 cuối học kì 2 sách kết nối tri thức. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dung dịch có giá trị pH = 7 sẽ làm giấy quỳ tím
- A. chuyển sang màu đỏ.
- B. chuyển sang màu xanh.
C. không đổi màu.
- D. không xác định được.
Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại muối?
- A. Ca(OH)$_{2}$.
- B. Al$_{2}$O$_{3}$.
- C. H$_{2}$SO$_{4}$.
D. MgCl$_{2}$.
Câu 3: Phân lân cung cấp nguyên tố nào cho cây trồng?
- A. Fe
- B. K
- C. N
D. P
Câu 4: Oxide nào sau đây là oxide base?
- A. P$_{2}$O$_{5}$.
- B. SO$_{2}$.
C. CaO.
- D. CO.
Câu 5: Oxide lưỡng tính là:
- A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
B. Những oxide tác dụng với dung dịch base và tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
- C. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
- D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.
Câu 6: Muối nào trong đó có kim loại hóa trị II trong các muối sau: Al$_{2}$ (SO$_{4}$)$_{3}$; Na$_{2}$SO$_{4}$; K$_{2}$SO$_{4}$; BaCl$_{2}$; CuSO$_{4}$
- A. K$_{2}$SO$_{4}$; BaCl$_{2}$
B. BaCl$_{2}$; CuSO$_{4}$
- C. Al$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$
- D. Na$_{2}$SO$_{4}$
Câu 7: Hợp chất nào sau đây không phải là muối?
A. Calcium hydroxide.
- B. Sodium sulfite.
- C. Calcium sulfite
- D. Sodium sulfate
Câu 8: Loại phân bón hoá học có tác dụng làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, quả hoặc củ to là _______
- A. phân đạm.
B. phân lân.
- C. phân kali.
- D. phân vi lượng.
Câu 9: Chất nào sau đây là oxide lưỡng tính?
- A. Fe$_{2}$O$_{3}$.
- B. CaO.
- C. SO$_{3}$.
D. Al$_{2}$O$_{3}$.
Câu 10: Dãy nào sau đây là oxide acid?
A. CO$_{2}$, SO$_{3}$, P$_{2}$O$_{5}$, N$_{2}$O$_{5}$.
- B. MgO, ZnO, CO, CaO.
- C. FeO, MgO, Na$_{2}$O, BaO.
- D. CO, ZnO, Al$_{2}$O$_{3}$, N$_{2}$O$_{5}$.
Câu 11: Cho sơ đồ phản ứng sau:
? + 2HCl → ZnCl$_{2}$ + H$_{2}$
Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi là
- A. Zn(OH) $_{2}$.
- B. ZnO.
C. Zn.
- D. ZnCO$_{3}$.
Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Ca(OH)$_{2}$ + ? → CaCO$_{3}$ + H$_{2}$O
Biết ở vị trí dấu hỏi (?) là một oxide, đó là chất nào sau đây?
- A. H$_{2}$CO$_{3}$.
B. CO$_{2}$.
- C. SO$_{2}$.
- D. CO.
Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng sau:
Zn + CuSO$_{4}$ → ZnSO$_{4}$ + ?
Chất thích hợp để điền vào vị trí dấu hỏi (?) là
- A. Cu(OH)$_{2}$.
- B. ZnO.
C. Cu.
- D. CuO.
Câu 14: Để hòa tan hoàn toàn 7,2 gam một kim loại M hóa trị (II) thì cần dùng hết 200ml dung dịch acid HCl 3M. Kim loại M là:
- A. Zn
B. Mg
- C. Fe
- D. Cu
Câu 15: Tục ngữ có câu: Nước chảy đá mòn. Xét theo khía cạnh hóa học thì được mô tả theo phương trình hóa học nào?
- A. $Ca(HCO_{3})_{2}\rightarrow CaCO_{3}+CO_{2}+H_{2}O$
- B. $Mg(HCO_{3})_{2}\rightarrow MgCO_{3}+CO_{2}+H_{2}O$
C. $CaCO_{3}+CO_{2}+H_{2}O\rightarrow Ca(HCO_{3})_{2}$
- D. $CaCO_{3}+HCl\rightarrow CaCl_{2}+CO_{2}+H_{2}O$
Câu 16: Một nguyên tố R có hoá trị II. Trong thành phần oxide của R, oxygen chiếm 40% về khối lượng. Công thức oxide đó là
- A. CuO.
- B. SO$_{2}$.
C. MgO.
- D. Al$_{2}$O$_{3}$.
Câu 17: Trong công thức oxide của kim loại R ứng với hoá trị cao nhất, tỉ lệ về khối lượng giữa kim loại và oxi là 9 : 8. Công thức oxide kim loại đó là:
- A. ZnO
B. Al$_{2}$O$_{3}$
- C. BaO
- D. Fe$_{2}$O$_{3}$
Câu 18: Có ba ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch HCl 0,1 M. Thêm 2 ml dung dịch HCl 0,1 M vào ống (1), 2 ml nước cất vào ống (2), 2 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào ống (3), sau đó lắc đều các ống nghiệm. Kết luận nào sau đây là đúng?
- A. Dung dịch trong ba ống nghiệm có pH bằng nhau.
- B. pH của dung dịch trong ống (1) lớn nhất.
C. pH của dung dịch trong ống (2) lớn nhất.
- D. pH của dung dịch trong ống (3) lớn nhất.
Câu 19: Một trong các phản ứng quang hợp có PTHH như sau:
$6CO_{2}+6H_{2}O\overset{as}{\rightarrow}C_{6}H_{12}O_{6}+6O_{2}$
(glucose)
Nếu 60g CO$_{2}$ tham gia quang hợp thì khối lượng glucose thu được là bao nhiêu?
- A. 18g
B. 41g
- C. 61g
- D. 80 g
Câu 20: Một loại hợp kim có hai thành phần là đồng (copper) và sắt (iron). Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim, người ta làm như sau: lấy 5 g hợp kim cắt nhỏ, cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu lấy chất rắn không tan, sấy khô và cân, thấy khối lượng là 2,7 g. Tính phần trăm về khối lượng Fe trong hợp kim.
A. 46%
- B. 36%
- C. 54%
- D. 64%
Bình luận