Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Hóa học 8 kết nối tri thức giữa học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Hóa học 8 giữa học kì 2 sách kết nối tri thức . Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng

  • A. Dung dịch base làm phenolphtalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
  • B. Dung dịch base làm giấy quỳ tím hóa xanh.
  • C. Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  • D. Dung dịch base làm giấy quỳ tím hóa đỏ.

Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

  • A. NaCl. 
  • B. Na$_{2}$SO$_{4}$. 
  • C. NaOH.
  • D. HCl.

Câu 3: Trong số các base sau đây, base nào là base tan trong nước?

  • A. Fe(OH)$_{2}$
  • B. Ba(OH)$_{2}$
  • C. Cu(OH)$_{2}$ 
  • D. Fe(OH) $_{3}$

Câu 4: Để đánh giá mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm nào sau đây?

  • A. Tốc độ phản ứng
  • B. Cân bằng hóa học
  • C. Phản ứng thuận nghịch
  • D. Phản ứng một chiều

Câu 5: Đâu không phải là tính chất của dung dịch sulfuric acid?

  • A. không màu 
  • B. tan rất ít trong nước
  • C. không bay hơi 
  • D. làm quỳ tím chuyển từ tím sang đỏ

Câu 6: Chất làm tăng tốc độ phản ứng hóa học nhưng vẫn không bị biến đổi về mặt hóa học được gọi là

  • A. Chất xúc tác 
  • B. Chất tham gia
  • C. Chất sản phẩm 
  • D. Chất trung gian

Câu 7: Khi tăng nhiệt độ thì tốc độ của phản ứng sẽ

  • A. biến đổi ít 
  • B. tăng 
  • C. giảm 
  • D. không đổi

Câu 8: Acid H$_{2}$SO$_{4}$ loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm:

  • A. Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ và H$_{2}$. 
  • B. FeSO$_{4}$ và SO$_{2}$.
  • C. FeSO$_{4}$ và H$_{2}$.
  • D. Fe$_{2}$(SO$_{4}$)$_{3}$ và SO$_{2}$.

Câu 9: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ?

  • A. Nhiệt độ, áp suất. 
  • B. diện tích tiếp xúc.
  • C. Nồng độ. 
  • D. xúc tác.

Câu 10: Để nhận biết dd KOH và dung dịch Ba(OH)$_{2}$ ta dùng thuốc thử là

  • A. phenolphtalein. 
  • B. quỳ tím. 
  • C. dung dịch H$_{2}$SO$_{4}$. 
  • D. dung dịch HCl.

Câu 11: Oxide base là:

  • A. Những oxide tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.
  • B. Những oxide tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước.
  • C. Những oxide không tác dụng với dung dịch base và dung dịch acid.
  • D. Những oxide chỉ tác dụng được với muối.

Câu 12: Cho lần lượt các kim loại: Al, Fe, Cu, Zn vào dung dịch sulfuric acid loãng, kim loại nào không có phản ứng xảy ra với sulfuric acid loãng?

  • A. Al
  • B. Fe
  • C. Cu
  • D. Zn

Câu 13: Do tính chất cơ bản nhẹ và không độc, base này được sử dụng rộng rãi như một chất kháng acid để trung hòa acid trong dạ dày và ngăn ngừa chứng khó tiêu và ợ chua. Nó cũng được sử dụng như một chất nhuận tràng, chất chống mồ hôi, chất khử mùi dưới cánh tay, để điều trị vết loét, trong xử lý nước thải và như một chất chống cháy. Base trong phân tử được tạo bởi magnesium liên kết với nhóm hydroxide. Công thức base là

  • A. MgO 
  • B. MgOH 
  • C. Mg(OH)$_{2}$ 
  • D. MnOH$_{2}$

Câu 14: Cho 2 mẫu BaSO$_{3}$ có khối lượng bằng nhau và 2 cốc chứa 50ml dung dịch HCl 0,1M như hình sau. Hỏi ở cốc nào mẫu BaSO$_{3}$ tan nhanh hơn?

t

  • A. Cốc 1 tan nhanh hơn. 
  • B. Cốc 2 tan nhanh hơn.
  • C. Tốc độ tan ở 2 cốc như nhau. 
  • D. BaSO$_{3}$ tan nhanh nên không quan sát được.

Câu 15: “Nước đá khô” không nóng chảy mà dễ thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô, rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. ‘‘Nước đá khô” là:

  • A. CO rắn 
  • B. SO$_{2}$ rắn 
  • C. CO$_{2}$ rắn 
  • D. H$_{2}$O rắn 

Câu 16: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím thành xanh?

  • A. Nước xà phòng.    
  • B. Nước ép mướp đắng.
  • C. Nước đường.     
  • D. Nước bồ kết.

Câu 17: Cho 5,6g sắt tác dụng với hydrochloric acid dư, sau phản ứng thể tích khí H$_{2}$ thu được (ở đkc):

  • A.1,24 lít. 
  • B. 2,479 lít. 
  • C. 12,4 lít. 
  • D. 24,79 lít.

Câu 18: Có ba ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch HCl 0,1 M. Thêm 2 ml dung dịch HCl 0,1 M vào ống (1), 2 ml nước cất vào ống (2), 2 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào ống (3), sau đó lắc đều các ống nghiệm. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A. Dung dịch trong ba ống nghiệm có pH bằng nhau.
  • B. pH của dung dịch trong ống (1) lớn nhất.
  • C. pH của dung dịch trong ống (2) lớn nhất.
  • D. pH của dung dịch trong ống (3) lớn nhất.

Câu 19: Trong công thức oxide của kim loại R ứng với hoá trị cao nhất, tỉ lệ về khối lượng giữa kim loại và oxi là 9 : 8. Công thức oxide kim loại đó là:

  • A. ZnO                 
  • B. Al$_{2}$O$_{3}$               
  • C. BaO                  
  • D. Fe$_{2}$O$_{3}$

Câu 20: Một loại hợp kim có hai thành phần là đồng (copper) và sắt (iron). Để xác định thành phần phần trăm về khối lượng của hợp kim, người ta làm như sau: lấy 5 g hợp kim cắt nhỏ, cho phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch H2SO4 (loãng). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu lấy chất rắn không tan, sấy khô và cân, thấy khối lượng là 2,7 g. Tính phần trăm về khối lượng Cu trong hợp kim.

  • A. 36%
  • B. 46%
  • C. 54%
  • D. 64%

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác