Đề số 2: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tốc độ phản ứng tăng lên khi

  • A. Giảm nhiệt độ
  • B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
  • C. Tăng lượng chất xúc tác
  • D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng

Câu 2: Để xác định được mức độ phản ứng nhanh hay chậm người ta sử dụng khái niệm nào sau đây?

  • A. Tốc độ phản ứng.                                              
  • B. Cân bằng hoá học.
  • C. Phản ứng một chiều.                                          
  • D. Phản ứng thuận nghịch.

Câu 3: Nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  • D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 4: Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  • B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • C. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. 

Câu 5: Nhận định nào dưới đây đúng?

  • A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.
  • C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • D. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 6: Khi cho cùng một lượng nhôm vào cốc đựng dung dịch acid HCl 0,1M, tốc độ phản ứng sẽ lớn nhất khi dùng nhôm ở dạng nào sau đây?

  • A. Dạng viên nhỏ.                                             
  • B. Dạng bột mịn, khuấy đều.      
  • C. Dạng tấm mỏng.                                           
  • D. Dạng nhôm dây.

Câu 7: Nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng.
  • B. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
  • C. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng.
  • D. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. 

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Tốc độ phản ứng được xác định bằng sự thay đổi lượng chất ban đầu hoặc chất sản phẩm trong một đơn vị thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày (day),…
  • B. Khi phản ứng hóa học xảy ra, lượng chất đầu tăng dần theo thời gian, trong khi lượng chất sản phẩm giảm dần theo thời gian
  • C. Lượng chất có thể được biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol khối lượng, hoặc thể tích
  • D. Các phản ứng khác nhau xảy ra với tốc độ khác nhau có phản ứng xảy ra nhanh có phản ứng xảy ra chậm

Câu 9: So sánh tốc độ của 2 phản ứng sau (thực hiện ở cùng nhiệt độ):

(1) Zn (bột) + dung dịch CuSO4 1M              (2) Zn (hạt) + dung dịch CuSO4 1M

Kết quả thu được là

  • A.  (1) nhanh hơn (2).                                            
  • B.  (2) nhanh hơn (1).            
  • C.  như nhau.                                                         
  • D.  không xác định được

Câu 10: Việc làm nào dưới đây thể hiện sự ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng: CaCO3 + 2HCl → CaCl+ CO2 + H2O

  • A. Tăng nồng độ HCl
  • B. Đập nhỏ đá vôi
  • C. Thêm chất xúc tác
  • D. Tăng nhiệt độ của phản ứng. 


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

A

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

B

A

B


Bình luận

Giải bài tập những môn khác