Đề số 1: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 7 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho phản ứng sau: X + Y → Z + T. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng?
- A. Nhiệt độ.
- B. Nồng độ Z và T.
- C. Chất xúc tác.
- D. Nồng độ X và Y.
Câu 2: Cho phản ứng : Zn(r) + 2HCl (dd) → ZnCl2(dd) + H2(k).
Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ
- A. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.
- B. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.
- C. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.
- D. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.
Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây?
- A. Bếp than đang cháy trong nhà cho ra ngoài trời sẽ cháy chậm hơn.
- B. Sục CO2 vào Na2CO3 trong điều kiện áp suất thấp sẽ khiến phản ứng nhanh hơn.
- C. Nghiền nhỏ vừa phải CaCO3 giúp phản ứng nung vôi xảy ra dễ dàng hơn.
- D. Thêm MnO2 vào quá trình nhiệt phân KClO3 sẽ làm giảm lượng O2 thu được.
Câu 4: Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc ( trong sản xuất gang), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
- A. Nhiệt độ, áp suất.
- B. tăng diện tích
- C. Nồng độ
- D. xúc tác
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Chất xúc tác là gì? Nêu một số ví dụ là chất xúc tác.
Câu 2: Hãy chỉ ra người ta đã lợi dụng những yếu tố nào nhằm tăng tốc độ phản ứng trong những trường hợp sau:
Dùng không khí nóng, nén thổi vào lò cao nhằm cháy than cốc trong quá trình sản xuất gang)
Nhung đá vôi trong nhiệt độ cao nhằm sản xuất vôi sống
Nghiền nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào lò nung nhằm sản xuất clanhke (trong quá trình sản xuất xi măng)
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | C | C | A |
Tự luận:
Câu 1:
- Chất xúc tác là các chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học.
- Vd: Men rượu trong quá trình sản xuất rượu
Enzyme amylase trong nước bọt
MnO2 trong phản ứng điều chế oxygen bằng phân hủy KClO3
Câu 2:
- Lợi dụng yếu tố nhiệt độ cao và tăng nồng độ (O2) làm tăng tốc độ phản ứng
- Lợi dụng yếu tố nhiệt độ cao làm tăng tốc độ phản ứng.
- Lợi dụng tác dụng diện tích tiếp xúc lớn để tăng tốc độ phản ứng.
Bình luận