Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn đáp án đúng

  • A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
  • B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
  • C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng
  • D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Trong 1 phản ứng hóa học ..... khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”

  • A. Tổng
  • B. Tích
  • C. Hiệu
  • D. Thương

Câu 3: Định luật bảo toàn khối lượng (ĐLBTKL) luôn được áp dụng cho

  • A. Bất kì quá trình nào
  • B. Tất cả các hiện tượng
  • C. Các hiện tượng vật lý
  • D. Tất cả các quá trình chuyển hóa hóa học

Câu 4: Chọn đáp án đúng

  • A. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
  • B. Có 2 bước để lập phương trình hóa học
  • C. Chỉ duy nhất 2 chất tham gia phản ứng tạo thành 1 chất sản phẩm mới gọi là phương trình hóa học
  • D. Quỳ tím dùng để xác định chất không là phản ứng hóa học

Câu 5: Chọn đáp án sai

  • A. Có 3 bước lập phương trình hóa học
  • B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
  • C. Dung dịch muối ăn có CTHH là NaCl
  • D. Ý nghĩa của phương trình hóa học là cho biết nguyên tố nguyên tử

Câu 6: Tìm A

 Học sinh tham khảo

  • A. H2O
  • B. H2
  • C. HCO3
  • D. CO

Câu 7: Al + CuSO4 → Alx(SO4)y + Cu. Tìm x, y

  • A. x=2, y=3
  • B. x=3, y=4
  • C. x=1, y=2
  • D. x=y=1

Câu 8: Cho phản ứng: NaI + Cl2 → NaCl +I2

Sau khi cân bằng, hệ số các chất của phản ứng trên lần lượt là

  • A. 2; 1; 2; 1
  • B. 4; 1; 2; 2
  • C. 1; 1; 2; 1
  • D. 2; 2; 2; 1

Câu 9: Tính khối lượng của vôi sống biết 12 g đá vôi và thấy xuất hiện 2,24 l khí hidrogen

  • A. 7,6 kg
  • B. 3 mg
  • C. 3 g
  • D. 7,6 g

Câu 10: Nung 5 tấn đá vôi (calcium cacbonate) thu được 2,8 tấn vôi sống (calcium oxide). Khối lượng khí thoát và không khí là

  • A. 2 tấn
  • B. 2,2 tấn
  • C. 2,5 tấn
  • D. 3 tấn

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn đáp án sai

  • A. Có 3 bước lập phương trình hóa học
  • B. Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học
  • C. Dung dịch muối ăn có CTHH là NaCl
  • D. Ý nghĩa của phương trình hóa học là cho biết nguyên tố nguyên tử

Câu 2: Chọn khẳng định sai

  • A. Sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử
  • B. Sự thay đổi liên quan đến electron
  • C. Sự thay đổi liên quan đến notron
  • D. Số nguyên tử nguyên tố được giữ nguyên

Câu 3: Cho mẩu magnesium phản ứng với dung dịch hydrochloric acid. Chọn đáp án sai

  • A. Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hydrogen
  • B. Khối lượng của magneium chloride nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản ứng
  • C. Khối lượng magnesium bằng khối lượng hydrogen
  • D. Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng chất sản phẩm

Câu 4: Nung đá vôi thu được vôi sống và khí carbon. Kết luận nào sau đây là đúng

  • A. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống
  • B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí
  • C. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí carbon cộng với khối lượng vôi sống
  • D. Không xác định

Câu 5: Chọn đáp án đúng

Trong phản ứng hóa học, hạt vi mô nào được bảo toàn

  • A. Hạt phân tử
  • B. Hạt nguyên tử
  • C. Cả 2 loại hạt
  • D. Không có hạt nào

Câu 6: Chọn phương trình đúng khi nói về khí nitrogen và khí hydrogen

  • A.  Học sinh tham khảo
  • B.  Học sinh tham khảo
  • C.Hình 2
  • D. menu

Câu 7: Cho nhôm (Al) tác dụng với sulfuric acid (H2SO4) loãng thu được khí nào sau đây?

  • A. SO2
  • B. H2S
  • C. SO3
  • D. H2

Câu 8: Phương trình đúng của photpho cháy trong không khí, biết sản phẩm tạo thành là P2O5

  • A. P + O2 → P2O5
  • B. 4P+ 5O2 → 2P2O5
  • C. P + 2O2 → P2O5
  • D. P + O2 → P2O5

Câu 9: Cho phương trình phản ứng sau: 4FeS2 + 11O2 → X + 8 SO2

X là

  • A. 4Fe
  • B. 4FeO
  1. C. 2Fe2O3
  • D. Fe3O4

Câu 10: Viết phương trình hóa học của kim loại sắt tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng biết sản phẩm là iron(II) sulfate và có khí bay lên

A. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

B. Fe + H2SO4 → Fe2SO4 + H2

C. Fe + H2SO4 → FeSO4 + S2

D. Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2S

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Hãy nêu các bước lập phương trình hóa học và các lưu ý.

Câu 2 ( 4 điểm).  Cho 13 gam Zn tác dụng với dung dịch HCl thu được 27,2 gam ZnCl2 và 0,4 gam khí H2

a, Viết phương trình phản ứng.

b,  Tính khối lượng của HCl đã phản ứng.

ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Định luật bảo toàn khối lượng được giải thích như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm).  Khử hoàn toàn 12 gam CuO bằng 9 gam khí CO thu được 6 gam CO2 và đồng. 

  1. Viết phương trình hóa học.

  2. Tính khối lượng của đồng sinh ra sau phản ứng.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho 9 (g) aluminium cháy trong không khí thu được 10,2 g aluminium oxide. Tính khối lượng oxygen

  • A. 1,7 g
  • B. 1,6 g
  • C. 1,5 g
  • D. 1,2 g

Câu 2: Khi phân hủy 2,17g thủy ngân oxide thu được 0,16g oxygen. Khối lượng thủy ngân thu được trong thí nghiệm này là

  • A. 2 gam
  • B. 2,01 gam
  • C. 2,02 gam
  • D. 2,05 gam

Câu 3: Đốt cháy 3 gam kim loại magneium trong oxi thu được 5 gam magneum oxide. Khối lượng oxygen đã tham gia phản ứng là

  • A. 2 gam
  • B. 2,2 gam
  • C. 2,3 gam
  • D. 2,4 gam

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần dùng 4,48 lít O2 (đktc) thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của m là

  • A. 2,6 gam
  • B. 1,5 gam
  • C. 1,7 gam
  • D. 1,6 gam

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Cho phương trình hóa học sau 

Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)+ 3Ag

a, Hãy cho biết tỉ lệ số mol của Fe với các chất sản phẩm.
b, Hãy cho biết tỉ lệ khối lượng của Fe với Ag.

Câu 2: Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích và viết PTHH minh họa.

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: CaCO+ X → CaCl2 + CO2 + H2O. X là?

  • A. HCl
  • B. Cl2
  • C. H2
  • D. HO

Câu 2: Xét phản ứng hóa học sau: Fe3O4 + 6HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

Trong các hệ số trên có một hệ số bị sai. hệ số đó là

  • A. 1
  • B. 6
  • C. 2
  • D. 4

Câu 3: Tỉ lệ hệ số tương ứng của chất tham gia và chất tạo thành của phương trình sau

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

  • A. 1:2:1:2
  • B. 1:2:2:1
  • C. 2:1:1:1
  • D. 1:2:1:1

Câu 4: Cho phản ứng hóa học sau:  Học sinh tham khảo

Tổng hệ số cân bằng của phản ứng trên là

  • A. 8
  • B. 9
  • C. 10
  • D. 11

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy viết công thức định luật bảo toàn khối lượng áp dụng cho phản ứng giữa A và B tạo ra C và D .

Câu 2: Nung đá vôi (CaCO3) người ta thu được 16,8 kg CaO và 13,2 kg khí CO2

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng

b) Tính khối lượng đá vôi cần dùng.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học, đề kiểm tra 15 phút khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức, đề thi khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 5

Bình luận

Giải bài tập những môn khác