Đề số 1: Đề kiểm tra khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho 9 (g) aluminium cháy trong không khí thu được 10,2 g aluminium oxide. Tính khối lượng oxygen

  • A. 1,7 g
  • B. 1,6 g
  • C. 1,5 g
  • D. 1,2 g

Câu 2: Khi phân hủy 2,17g thủy ngân oxide thu được 0,16g oxygen. Khối lượng thủy ngân thu được trong thí nghiệm này là

  • A. 2 gam
  • B. 2,01 gam
  • C. 2,02 gam
  • D. 2,05 gam

Câu 3: Đốt cháy 3 gam kim loại magneium trong oxi thu được 5 gam magneum oxide. Khối lượng oxygen đã tham gia phản ứng là

  • A. 2 gam
  • B. 2,2 gam
  • C. 2,3 gam
  • D. 2,4 gam

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn m gam chất X cần dùng 4,48 lít O2 (đktc) thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Giá trị của m là

  • A. 2,6 gam
  • B. 1,5 gam
  • C. 1,7 gam
  • D. 1,6 gam

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Cho phương trình hóa học sau 

Fe + 3AgNO3 → Fe(NO3)+ 3Ag

a, Hãy cho biết tỉ lệ số mol của Fe với các chất sản phẩm.
b, Hãy cho biết tỉ lệ khối lượng của Fe với Ag.

Câu 2: Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích và viết PTHH minh họa.


GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

B

A

D

Tự luận: 

Câu 1:

a, Hệ số mol của Fe với các chất sản phẩm là:

nFe : nFe(NO3)3 : nAg = 1:1:3

b, Tỉ lệ số mol của Fe với Ag là

nFe : nAg = 1:3

→ mFe : mAg = (1.56) : (3.108)

= 14:81

Câu 2:

- Sau một thời gian khối lượng của lọ sẽ tăng lên. Nguyên nhân do trong không khí có chứa khí carbon dioxide và hơi nước, chúng sẽ tác dụng với vôi sống làm khối lượng của lọ đựng vôi tăng lên.

PTHH:

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

CaO + CO2 → CaCO3


Bình luận

Giải bài tập những môn khác