Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 20 hiện tượng nhiễm điện do cọ xát (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 Kết nối bài 20 hiện tượng nhiễm điện do cọ xát (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi bị cọ xát………………………. các vật khác

  • A. Có khả năng hút
  • B. Có khả năng đẩy
  • C. Vừa đẩy vừa hút
  • D. Không đẩy và không hút

Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Các vật nhiễm điện ………… thì đẩy nhau, ………….. thì hút nhau

  • A. Khác loại, cùng loại
  • B. Cùng loại, khác loại
  • C. Như nhau, khác nhau
  • D. Khác nhau, như nhau

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng…………… bóng đèn bút thử điện

  • A. Làm đứt
  • B. Làm sáng
  • C. Làm tắt
  • D. Cả A, B, C đều sai

 

Câu 4: Chọn câu sai. Các vật nhiễm……….. thì đẩy nhau.

  • A. Cùng điện tích dương
  • B. Cùng điện tích âm
  • C. Điện tích cùng loại
  • D. Điện tích khác nhau

Câu 5: Chọn câu sai. Vật bị nhiễm điện:

  • A. Có khả năng đẩy các vật khác
  • B. Có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện
  • C. Còn được gọi là vật mang điện tích
  • D. Không có khả năng đẩy các vật khác

Câu 6: Khi đưa một cây thước nhựa lại gần một sợi tóc

  • A. Cây thước hút sợi tóc.
  • B. Cây thước đẩy sợi tóc.
  • C. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ hút sợi tóc.
  • D. Cây thước sau khi cọ xát vào mảnh vải khô sẽ đẩy sợi tóc ra xa.

 

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng. Thước nhựa có khả năng hút các vụn giấy:

  • A. Mà không cần cọ xát
  • B. Sau khi cọ xát bằng mảnh lụa
  • C. Sau khi cọ xát bằng miếng vải khô
  • D. Sau khi cọ xát bằng mảnh nilông

Câu 8: Tại sao cánh quạt trong các quạt điện thường xuyên quay mà vẫn có rất nhiều bụi dính vào?

  • A. Vì các hạt bụi nhỏ và rất dính.
  • B. Vì cánh quạt có điện.
  • C. Vì cánh quạt khi quay sẽ cọ xát với không khí nên bị nhiễm điện.
  • D. Vì các hạt bụi bay trong không khí bị nhiễm điện.

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Thanh thủy tinh sau khi được cọ xát bằng mảnh lụa thì có khả năng:

  • A. Hút được mảnh vải khô
  • B. Hút được mảnh nilông
  • C. Hút được mảnh len
  • D. Hút được thanh thước nhựa

Câu 10: Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi?

  • A. Vì khăn vải khô làm kính bị trầy xước.
  • B. Vì khăn vải khô không dính được các hạt bụi.
  • C. Vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải.
  • D. Cả ba câu đều sai.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABBDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCCBC

 

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 20 hiện tượng nhiễm điện do cọ, kiểm tra Khoa học tự nhiên 8 KNTT bài 20 hiện tượng nhiễm điện do cọ, đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 8 kết nối

Bình luận

Giải bài tập những môn khác