Đáp án KHTN 8 kết nối bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

Đáp án bài 5 Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học KHTN 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 5: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG VÀ PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

I. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG

Carbon tác dụng với oxygen theo sơ đồ Hình 5.1 Trang 25:

CH. Giải thích tại sao khối lượng carbon đioxide bằng tổng khối lượng carbon và oxygen

Vì  trong các phản ứng hoá học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử C và O thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tổ hoá học vẫn giữ nguyên nên tổng khối lượng của các chất tham gìa phản ứng bằng tổng khối hiợng của các sản phẩm.

CH. Sau khi đốt cháy than tổ ong (thành phần chính là carbon) thì thu được xỉ than. Xỉ than nặng hơn hay nhẹ hơn than tổ ong? Giải thích.

Đáp án chuẩn: 

Do carbon đã tác dụng với oxygen trong không khí tạo thành khí carbondioxide. Lượng khí sinh ra đã làm giảm lượng C trong than làm khối lượng xỉ than nhẹ hơn khối lượng viên than ban đầu.

Carbon + oxygen ——>  Carbon dioxide

CH. Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ thay đổi như thế nào?

Đáp án chuẩn:

Vôi sống (calcium oxide) phản ứng với một số chất có mặt trong không khí như sau:

Calcium oxide + Carbon dioxide ——> Calcium carbonate

Calcium oxide + Nước ——> Calcium hydroxide

Khi làm thí nghiệm, một học sinh quên đậy nắp lọ đựng vôi sống (thành phần chính là CaO), sau một thời gian thì khối lượng của lọ sẽ tăng lên.

II. PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC

CH. Lập phương trình hoá học của các phản ứng sau

a) Fe + O2 ---> Fe3O4

b) Al + HCl ---> AlCl3 + H2

c) Al2(SO4)3 + NaOH ---> Al(OH)3 + NaSO4

d) CaCO3 + HCl ---> CaCl2 + CO2 + H2O

Đáp án chuẩn:

a) 3Fe + 2O2 → Fe3O4

b) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

c) Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4

d) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

CH. Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học ở điểm nào? Nêu ý nghĩa của phương trình hoá học.

Đáp án chuẩn: 

Sơ đồ của phản ứng hoá học khác với phương trình hoá học ở điểm trong PTHH cho biết trong phản ứng hoá học, lượng các chất tham gia và lượng các chất sản phẩm tuân theo một tỉ lệ xác định.

Ý nghĩa của phương trình hoá học: cho biết tỉ lệ (số mol,số phân tử,...) các chất trong phản ứng.

CH. Lập phương trình hoá học và xác định tỉ lệ số phản tử của các chất trong sơ đồ phản ứng hoá học sau:

Na2CO3 + Ba(OH)2 ---> BaCO3 + NaOH

Đáp án chuẩn: 

PTHH: Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH

Tỉ lệ số phân tử chất trong phản ứng là số phân tử Na2CO3 : số phân tử Ba(OH)2 : số phân tử BaCO3 : số phân tử NaOH = 1 : 1 : 1 : 2

CH. Giả thiết trong không khi, sắt tác dụng với oxygen tạo thành gỉ sắt (Fe3O4). Từ 5,6 gam sắt có thể tạo ra tối đa bao nhiêu gam gỉ sắt?

Đáp án chuẩn:

nFe= 5,656 = 0,1 mol

                  PTHH: 3Fe + 2O2 →  Fe3O4

Tỉ lệ số mol             3                     1

                               0,1 mol            0,1/3

Khối lượng gỉ sắt bằng . 232 ≈ 7,73 (gam)

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác