Đáp án KHTN 8 kết nối bài 47 Bảo vệ môi trường

Đáp án bài 47 Bảo vệ môi trường. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học KHTN 8 Kết nối tri thức dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 47 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

I. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

CH.Phân tích tác động của các hoạt động dưới đây đến môi trường trong thời kì xã hội nông nghiệp.

a) Cày, xới đất canh tác.

b) Định cư tại một khu vực nhất định.

c) Thuần hoá cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôi.

d) Xây dựng hệ thống kênh, mương.... để tưới tiêu nước.

Trả lời:

Hoạt động

Tác động của hoạt động

a) Cày, xới đất canh tácLàm thay đổi kết cấu đất và nước ở tầng mặt, có thể làm đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ.
b) Định cư tại một khu vực nhất địnhLàm thay đổi kết cấu đất, giảm sự đa dạng sinh thái, môi trường bị suy thoái do các hoạt động của con người.
c) Thuần hóa cây dại, thú hoang thành cây trồng, vật nuôiHình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng và vật nuôi.
d) Xây dựng hệ thống kênh, mương,… để tưới tiêu nướcTác động đến hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực.

Thảo luận: Đọc các thông tin trên và quan sát Hình 47.1 trang 192, thảo luận để thực hiện các yêu cầu sau:

CH.Trình bày tác động của hoạt động trồng trọt đến môi trường qua các thời kì phát triển xã hội.

Trả lời:

  • Thời kì xã hội nông nghiệp, hoạt động trồng trọt dẫn tới việc chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác làm thay đổi đất và nước ở tầng mặt, khiến nhiều vùng đất bị khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. Tuy nhiên, hoạt động trồng trọt cũng đem lại lợi ích là hình thành các hệ sinh thái trồng trọt, tích lũy nhiều giống cây trồng.
  • Thời kì xã hội công nghiệp, con người đã bắt đầu cơ giới hóa hoạt động trồng trọt dựa vào các loại máy móc; nguồn nguyên, nhiên liệu, vật liệu, năng lượng,… làm tác động mạnh mẽ tới môi trường sống theo cả hai hướng là làm suy thoái môi trường và bảo vệ môi trường.

CH.Liệt kê một số hoạt động của con người trong các thời kì phát triển xã hội làm suy thoái hoặc có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường tự nhiên.

Trả lời:

Hoạt động làm suy thoái môi trường

Hoạt động bảo vệ, cải tạo môi trường

  • Đốt rừng làm nương rẫy
  • Du canh, du cư
  • Khai thác khoáng sản bừa bãi
  • Khai thác rừng bừa bãi
  • Săn bắn động vật hoang dã
  • Xả thải rác thải, chất gây ô nhiễm vào môi trường
  • Có quy hoạch sử dụng và cải tạo đất hợp lí
  • Ngăn chặn khai thác rừng bừa bãi, tích cực trồng cây gây rừng
  • Tái chế rác thải
  • Sử dụng năng lượng sạch, các chất liệu thân thiện với môi trường
  • Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường sống

II. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

CH.Đọc thông tin và quan sát hình 47.2 trang 193, chỉ ra một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Trả lời:

Nguyên nhân: Phun thuốc trừ sâu, khí thải các nhà máy, nước thải sinh hoạt, nước thải nhà máy, rác thải từ lốp ô tô.

CH.Những hoạt động nào tại trường học, gia đình và địa phương em có thể gây ô nhiễm môi trường 

Trả lời:

Hoạt động gây ô nhiễm môi trường: Đốt cháy nhiên liệu; sử dụng không đúng cách thuốc trừ sâu trong nông nghiệp; không xử lí các chất thải nông nghiệp, xây dựng, khai thác khoáng sản, y tế, các chất thải trong các hộ gia đình; vứt rác không đúng nơi quy định; sử dụng quá nhiều túi nilon.

Thảo luận: Đọc thông tin thảo luận và làm việc nhóm để thực hiện các yêu cầu sau

CH.Điều tra về thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương nêu các biểu hiện và tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng đó rồi hoàn thành thông tin theo bảng 47.1 trang 193

Trả lời:

Môi trường ô nhiễm

Biểu hiện

Nguyên nhân

Môi trường nướcNước có màu lạ, mùi lạ và xuất hiện váng, nổi bọt khí, có nhiều sinh vật sống trong nước bị chết
  • Do quá trình tăng dân số
  • Do rác thải trong sinh hoạt
  • Do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,…
  • Do quá trình sản xuất nông nghiệp, công nghiệp
Môi trường đấtĐất bị khô cằn, có màu xám hoặc đỏ không đồng đều, xuất hiện những hạt sỏi có lỗ hoặc các hạt màu trắng trong đất.
  • Biến đổi tự nhiên
  • Canh tác nông nghiệp, Sản xuất công nghiệp, Đô thị hóa
  • Do rác thải trong sinh hoạt
Môi trường không khíSự thay đổi của các thành phần trong không khí và một số loại khí lạ xâm nhập vào không khí.
  • Canh tác nông nghiệp, Sản xuất công nghiệp, Đô thị hóa
  • Do rác thải trong sinh hoạt
  • Do phương tiện giao thông
  • Do các điều kiện của tự nhiên: Lũ lụt, gió bão, tuyết tan, hạn hán,…

CH.Dựa vào kết quả điều tra và kiến thức đã học em hãy nêu biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương và cho biết việc phân loại rác từ gia đình giúp ích gì trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường

Trả lời:

  • Biện pháp hạn chế: Giữ gìn cây xanh, sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên, rút các phích khỏi ổ cắm, sử dụng năng lượng sạch, nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle), giảm sử dụng túi nilong, tận dụng ánh sáng mặt trời,...
  • Việc phân loại rác thải vừa mang lại lợi ích bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm được nguồn rác thải ra môi trường. 

III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

CH.Em hãy đề xuất thêm các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có thể thực hiện ở địa phương

Trả lời:

  • Thông tin nhanh, chính xác trong dự báo, cảnh báo bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, rét đậm, rét hại, lũ lụt và nắng nóng,…,
  • Đẩy mạnh các biện pháp phòng chống thiên tai nhằm giảm thiểu tối đa thiệt  hại về người và của.
  • Quy hoạch các khu dân cư để thích ứng với biến đổi khí hậu.
  • Xây dựng và nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi.

Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác