Lý thuyết trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 47: Bảo vệ môi trường
Tổng hợp kiến thức trọng tâm Khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức bài 47: Bảo vệ môi trường. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KÌ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. THỜI KÌ NGUYÊN THỦY
- Con người chủ yếu khai thác thiên nhiên thông qua hái lượm và săn bắt thú.
2. THỜI KÌ XÃ HỘI NÔNG NGHIỆP
- Con người biết trồng cây và chăn nuôi.
3. THỜI KÌ XÃ HỘI CÔNG NGHIỆP VÀ HẬU CÔNG NGHIỆP
- Con người đã bắt đầu cơ giới hóa sản xuất vào các loại máy móc, nguồn nguyên, nhiên, vật liệu như sắt, than đá,… và năng lượng mới.
- Từ nửa sau thế kỉ XX, điện tử, công nghê thông tin, Cách mạng 4.0 được ứng dụng để tự động hóa sản xuẩ hàng hóa với số lượng lớn.
Kết luận:
- Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, tác động của con người đến môi trường ngày càng lớn.
II. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
1. KHÁI NIỆM Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lí, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
2. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
a) Ô nhiễm do các chất thải từ hoạt động công nghiệp sinh hoạt
- Các khí thải từ hoạt động công nghiệp có ảnh hưởng không tốt đến cơ thể sinh vật và gây hiệu ứng nhà kính
b) Ô nhiễm do hóa chất bảo vệ thực vật
- Các hóa chất bảo vệ thực vật góp phần tăng năng suất cây trồng nhưng có hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái nếu sử dụng không đúng cách.
c) Ô nhiễm do các chất phóng xạ.
- Các chất phóng xạ gây biến đổi vật chất di truyền ở người và các loài sinh vật, làm phát sinh một số bệnh, tật di truyền.
d) Ô nhiễm do ví inh vật gây bệnh.
- VSV gây bệnh cho con người và động vật từ các chất thải như phân động vật, rác, nước thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,… không được thu gom và xử lí đúng cách.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương:
- Giữ gìn cây xanh
- Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
- Rút các phích khỏi ổ cắm
- Sử dụng năng lượng sạch
- Nguyên tắc 3R (reduce, reuse, and recycle)
- Giảm sử dụng túi nilong
- Tận dụng ánh sáng mặt trời,...
II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1. KHÁI NIỆM
- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi giá trị trung bình của các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mua,.. giữa các giai đoạn từ vài thập kỉ đến hàng thế kỉ.
- Tác động của con người là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu.
2. CÁC BIỆN PHÁP THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
- Chủ động xây dựng đê điều kiên cố
- Trồng rừng phòng hộ chắn sóng, chống xói lở ở bờ biển
- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp
- Xây nhà chống lũ.
IV. BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
- Mỗi loài sinh vật là một mắt xích trong hệ sinh thái, nếu một loài bị biến mất sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái, làm giảm đa dạng nguồn gene, giảm đa dạng sinh học, gây mất cân bằng sinh thái.
- Các biện pháp bảo vệ:
- Bảo vệ môi trường sống
- Giữ gìn thiên nhiên hoang dã
- Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia
- Ngăn chặn săn bắn và mua bán các loài có nguy cơ tuyệt chủng,…
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận