Câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 kết nối bài 9: Base. Thang pH

Câu hỏi và bài tập tự luận ôn tập bài 9: Base. Thang pH. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức. Kéo xuống để tham khảo thêm

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, dung dịch phenolphthalein) như thế nào?

Câu 2: Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là gì?

Câu 3: Nêu khái niệm base.

Câu 4: Hãy khái quát chung về tính tan của base.

Câu 5: Thế nào là phản ứng trung hòa?

Câu 6: Hãy nêu một vài ứng dụng của sodium hydroxide.

Câu 7: Thang pH là gì?

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Quan sát Bảng 9.1 và thực hiện các yêu cầu

Tên base

Công thức hoá học

Dạng tồn tại của base trong dung dịch

Cation kim loại

Anion

Sodium hydroxide

NaOH

Na+

OH-

Barium hydroxide

Ba(OH)2

Ba2+

OH-

a) Công thức hoá học của các base có đặc điểm gì giống nhau?

b) Các dung địch base có đặc điểm gì chung?

c) Thảo luận nhóm và để xuất khái niệm về base.

d) Em hãy nhận xét về cách gọi tên base và đọc tên base Ca(OH)2.

Câu 2: Dựa vào bảng tính tan dưới dây, hãy cho biết những base nào là base không tan và base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng.

Kim loại

K

Na

Mg

Ba

Cu

Fe

Fe

Hoá trị

I

I

II

II

II

II

III

Nhóm - OH

t

t

k

t

k

k

k

(Trong đó: t - tan; k - không tan)

Câu 3: Hydrochloric acid HCl 0,1M có pH=1; acetic acid CH3COOH 0,1M có pH3. Hãy so sánh độ mạnh của hai acid trên.

Câu 4: Dụng cụ nào dùng để đo giá trị pH với độ chính xác cao?

Câu 5: Một dung dịch có pH=13. Hãy cho biết dung dịch đó có tính acid, trung tính hay base?

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.

Câu 2: Hãy tìm hiểu và cho biết giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất. Nếu giá trị pH của máu và của dịch dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẻ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người như thế nào?

Câu 3: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Tính khối lượng muối NaCl thu được.

Câu 4: Cho các chất NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Hãy xác định các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh.

Câu 5: Cho 0,05 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl dư, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Tính khối lượng muối NaCl thu được.

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết rằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột.

Câu 2: Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không.

Câu 3: Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài 9: Base. Thang pH, Bài tập tự luận Khoa học tự nhiên bài 9: Base. Thang pH, Base. Thang pH kết nối ôn tâp tự luận, Tự luận Base. Thang pH

Bình luận

Giải bài tập những môn khác