Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng KHTN 8 KNTT bài 9: Base. Thang pH
3. VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.
Câu 2: Hãy tìm hiểu và cho biết giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất. Nếu giá trị pH của máu và của dịch dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẻ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người như thế nào?
Câu 3: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Tính khối lượng muối NaCl thu được.
Câu 4: Cho các chất NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Hãy xác định các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh.
Câu 5: Cho 0,05 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl dư, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Tính khối lượng muối NaCl thu được.
Câu 1:
Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch. Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch vào mẩu quỳ tím
- Quỳ tìm chuyển xanh là dung dịch NaOH
- Quỳ tìm chuyển đỏ là dung dịch HCl.
Câu 2:
pH bình thường của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45
pH dịch ở dạ dày có độ pH khoảng 3 - 5,5.
pH của nước mưa tại thành phố dao động từ 4,67 – 7,5. Ở các khu công nghiệp, nước mưa có độ pH khoảng 4,72 hoặc dao động từ 3,8 – 5,3.
pH của đất khoảng từ 3 đến 10, với 7 là trung tính. Đất chua có độ pH dưới 7 và đất kiềm có độ pH trên 7. Đất siêu axit (pH <3,5) và đất kiềm rất mạnh (pH> 9) là rất hiếm.
Nếu giá trị pH của máu và của dịch dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẻ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người:
Các vấn đề về sức khoẻ khiến môi trường cơ thể quá acid hoặc quá base thường sẽ ảnh hưởng đến pH của máu. Thay đổi pH của máu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khoẻ nguy hiểm, bao gồm: hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh phổi, bệnh gout, nhiễm trùng, xuất huyết, sử dụng quá liều thuốc, ngộ độc,...
Một sự thay đổi trong nồng độ pH hoặc lượng các chất tiết acid dạ dày có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa hoặc làm hỏng các bộ phận xung quanh đường tiêu hóa.
Acid dạ dày thấp hay hypochlorhydria là khi có rất ít hoặc không có axit dạ dày. Điều này không có nghĩa là không có dịch tiết dạ dày. Hoặc lượng axit thấp hơn so với tiêu chuẩn hoặc độ pH của dung dịch là cao hơn so với tiêu chuẩn do đó làm cho axit dạ dày ít chua (pH cao hơn). Các điều kiện đi kèm axit dạ dày thấp, hoặc là kết quả của lượng hoặc nồng độ axit (pH), bao gồm: uUng thư dạ dày, nhiễm trùng dạ dày tái phát, hội chứng kém hấp thu, sự phát triển quá mức vi khuẩn đường ruột
Acid dạ dày dư thừa hay hyperchlorhydria, là khi lượng các chất tiết dạ dày cao hơn bình thường hoặc độ pH của dịch tiết dạ dày thấp hơn bình thường do đó làm nó có tính axit hơn. Điều kiện đi kèm với axit trong dạ dày dư thừa, hoặc là kết quả của lượng hoặc nồng độ axit (pH), bao gồm: viêm dạ dày, loét dạ dày, hội chứng kém hấp thu, dạ dày trào ngược,...
Câu 3:
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Xét tỉ lệ: $\frac{n_{NaOH}}{1}=0,1<\frac{n_{HCl}}{1}=0,2$=> HCl dư, NaOH phản ứng hết
=> Tính số mol NaCl theo NaOH
PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O
Tỉ lệ PT: 1mol 1mol 1mol
Phản ứng: 0,1mol → 0,1mol
=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam
Câu 4:
Các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là các base tan: Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH.
Câu 5:
Vì HCl dư ⇒ Tính số mol NaCl theo NaOH.
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,05 0,05 mol
Khối lượng muối NaCl thu được là:
Bình luận