Dễ hiểu giải Công nghệ trồng trọt 10 kết nối bài 9: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón

Giải dễ hiểu bài 9: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ trồng trọt 10 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới

BÀI 9: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH TRONG SẢN XUẤT PHÂN BÓN

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Công nghệ vi sinh là gì? Công nghệ vi sinh được ứng dụng trong sản xuất phân bón như thế nào?

Giải nhanh: 

- Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm khác nhau.

- Ứng dụng: tạo ra nhiều loại phân bón vi sinh khác nhau.

I. SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH

Khám phá 1: Theo em, yếu tố nào quan trọng nhất trong sản xuất phân bón vi sinh? Vì sao?

Giải nhanh: 

Yếu tố vi sinh vật đặc hiệu do ở bước này quy định phân bón vi sinh thuộc loại nào.

Kết nối năng lực 1: Tìm hiểu các nguyên liệu thường được sử dụng làm chất nền trong sản xuất phân bón vi sinh.

Giải nhanh: 

Các nguyên liệu: than bùn, phân xanh, phân rác, phân chuồng...

II. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN VI SINH SỬ DỤNG TRONG TRỒNG TRỌT

1. Phân bón vi sinh cố định đạm

Kết nối năng lực 2: Tìm hiểu về các loại phân bón vi sinh vật cố định đạm đang được sử dụng ở địa phương em.

Giải nhanh: 

HS tự tìm hiểu ở địa phương mình.

Ví dụ: phân nitragin, phân rhidafo, azotobacterin.

2. Phân bón vi sinh chuyển hóa lân

Kết nối năng lực 3: Tìm hiểu về các loại phân bón vi sinh chuyển hóa lân đang được sử dụng ở địa phương em.

Giải nhanh: 

HS tự tìm hiểu tại địa phương.

Ví dụ: phân phosphor bacteryl chuyển hóa lân, phân lân hữu cơ vi sinh.

Khám phá 2: So sánh các bước sản xuất phân bón vi sinh vật cố định đạm và các bước sản xuất phân bón vi sinh chuyển hóa lân.

Giải nhanh: 

Phân bón vi sinh cố định đạm

Phân bón vi sinh chuyển hóa lân

- Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu. 

- Bước 2: Phối trộn, ủ sinh khối.

- Bước 3: Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.

- Bước 1: Nhân giống vi sinh vật trên máy.

- Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra chất mang.

- Bước 3: Phối trộn với chất mang. 

- Bước 4: Kiểm tra chất lượng, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.

3. Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ

Kết nối năng lực 4: Tìm hiểu về các loại phân bón vi sinh vật phân giải chất hữu cơ đang được sử dụng ở địa phương em.

Giải nhanh: 

HS tự tìm hiểu.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của phân bón vi sinh. Phân bón vi sinh có gì khác so với phân bón hóa học và phân bón hữu cơ.

Giải nhanh: 

- Đặc điểm chung của phân bón vi sinh:

+ Là loại phân bón có chứa vi sinh vật sống.

+ Mỗi loại phân bón vi sinh chỉ thích hợp với một hoặc một nhóm cây trồng.

+ An toàn cho người, vật nuối, cây trồng và môi trường.

- Điểm khác: có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật sống.

Câu 2: Sơ đồ hóa cách sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm, chuyển hóa lân, phân giải chất hữu cơ.

Giải nhanh: 

- Phân bón vi sinh cố định đạm:

Chuẩn bị, kiểm tra nguyên liệu → Phối trộn, ủ sinh khối → Kiểm tra, đóng gói.

- Phân bón vi sinh chuyển hóa lân:

Nhân giống → Chuẩn bị, kiểm tra chất mang → Phối trộn với chất mang → Kiểm tra, đóng gói.

- Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ:

Chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu → Ủ nguyên liệu → Kiểm tra, đóng gói.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Lựa chọn loại phân bón vi sinh cho phù hợp với một số loại cây trồng phổ biến ở địa phương em.

Giải nhanh: 

HS tự liên hệ thực tiễn.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác