Dễ hiểu giải Công nghệ trồng trọt 10 kết nối bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Giải dễ hiểu bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Công nghệ trồng trọt 10 Kết nối dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 15: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Sâu bệnh và bệnh hại khác nhau như thế nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?

Giải nhanh:

- Sâu hại là các loài côn trùng gây hại cho cây. Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí... của cây.

- Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng giảm, cây trồng bị chết.

I. KHÁI NIỆM SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Khám phá 1: Phân biệt sâu hại và bệnh hại. Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết.

Giải nhanh:

- Sâu hại là các loài côn trùng gây hại cho cây. Ví dụ: châu chấu, sâu cuốn lá, rệp, bọ hung,…

- Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí... của cây. Ví dụ: bệnh bạc hà, bệnh đao ôn trên lúa, bệnh héo xanh vi khuẩn,…

II. TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Khám phá 2: Quan sát Hình 15.3, nêu tác hại của sâu, bệnh đối với mỗi loại cây trồng.

BÀI 15: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ

Giải nhanh:

a. Cây phát triển kém, để lâu có thể bị chết.

b. Quả chanh bị loét, chất lượng kém

c. Bắp cải bị thối nhũn, thậm chí bị chết

d. Lá bị sâu hại, cây phát triển kém.

e. Cây bị bệnh, chết chậm.

g. Mía bị sâu đục, cây phát triển kém, không cho thu hoạch.

h. Cà chua bị virus xoăn lá, cây phát triển kém, năng suất và chất lượng giảm.

i. Vải bị sâu đục, chất lượng kém, không cho thu hoạch.

Kết nối năng lực 1: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng.

Giải nhanh:

Bệnh mốc sương hại nhãn, vải: trên quả có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra lớp mốc.

III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Khám phá 3: Giải thích tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người của biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng, trừ sâu bệnh hại.

Giải nhanh:

- Biện pháp sinh học: thân thiện với môi trường, an toàn với cây trồng và sức khoẻ con người.

- Quản lí dịch hại tổng hợp: bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và an toàn với sức khoẻ con người.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao phòng trừ sâu, bệnh lại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Giải nhanh:

Vì nếu không làm vậy, sâu, bệnh phá hại cây khiến cây sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông giảm, bị chết.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn mô tả tác hại của một hoặc một số loại sâu, bệnh đối với cây trồng mà em biết.

Giải nhanh:

Ví dụ: Bệnh vàng lá do vi khuẩn là bệnh thường gặp ở giai đoạn lúa đẻ nhánh. Ta thường thấy bệnh này ở các ruộng sâu, có nước ngập cao, ruộng dùng nước để che chắn rầy nâu. Khi mắc bệnh, ruộng lúa bắt đầu bị vàng từng chòm ở những nơi trũng, hoặc dọc theo mương. Sau đó bệnh lan ra nhanh vào những ngày có mưa hoặc sau những ngày đi bón phân hoặc phun thuốc. Từ đọt lá, bệnh lan dần xuống. Vết bệnh có màu vàng hơi xỉn màu và có vệt nâu nhạt chạy dọc theo gân lá.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác