Siêu nhanh giải bài 15 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 15 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 15: SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Sâu bệnh và bệnh hại khác nhau như thế nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?

Giải rút gọn: 

Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng 

Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí... do các loài sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus...) hoặc điều kiện bất lợi gây ra. 

Ảnh hưởng: cây trồng sinh trưởng kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm

I. KHÁI NIỆM SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Khám phá 1: Phân biệt sâu hại và bệnh hại. Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết.

Giải rút gọn: 

Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng, như châu chấu, sâu cuốn lá…

Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí... do nấm, vi khuẩn, điều kiện bất lợi gây ra. Ví dụ: bệnh đạo ôn trên lúa

II. TÁC HẠI CỦA SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Khám phá 2: Quan sát Hình 15.3, nêu tác hại của sâu, bệnh đối với mỗi loại cây trồng.

Giải bài 15 Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Giải rút gọn: 

a. Hoa hồng bị rệp hại sẽ phát triển kém, nếu để lâu hoa hồng có thể bị chết.

b. Quả chanh bị loét vi khuẩn: chất lượng sản phẩm kém

c. Bắp cải bị thối nhũn do vi khuẩn

d. Lá đậu đỗ bị sâu khoang hại: cây sẽ phát triển kém, bị chết

e. Cây hồ tiêu bị bệnh chết chậm do nấm

g. Mía bị sâu đục hại thân: không cho thu hoạch

h. Cà chua bị virus xoăn lá: năng suất và chất lượng giảm

i. Quả vải bị sâu đục cuống hại: chất lượng nông sản kém

Kết nối năng lực 1: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng.

Giải rút gọn: 

Bệnh thán thư hại xoài: thường gặp trên nhiều loại cây ăn quả, chủ yếu là cây xoài. Trên hoa, quả xuất hiện các đốm màu đen, nâu làm cho hoa và quả rụng.

IV. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÒNG TRỪ SÂU, BỆNH HẠI CÂY TRỒNG

Khám phá 3: Giải thích tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người của biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng, trừ sâu bệnh hại.

Giải rút gọn: 

Biện pháp sinh học là biện pháp: Tạo môi trường thuận lợi cho các loại sinh vật có ích, làm bờ rạ cho thiên địch ẩn nấp, an toàn với sức khỏe con người và môi trường

Quản lí dịch hại tổng hợp: sử dụng các phương tiện kĩ thuật và các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể sinh vật gây hại luôn ở mức dưới ngưỡng gây hại kinh tế, điều hòa cân bằng trong hệ sinh thái.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao phòng trừ sâu, bệnh lại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Giải rút gọn: 

Vì sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Viết một đoạn văn ngắn mô tả tác hại của một hoặc một số loại sâu, bệnh đối với cây trồng mà em biết.

Giải rút gọn: 

Bệnh vàng lá do vi khuẩn thường gặp vào giai đoạn lúa đang đẻ nhánh. Bệnh bắt đầu từ lá lan dần xuống. Vết bệnh có màu vàng hơi xỉn màu và có các vệt nâu nhạt chạy dọc theo gân lá, gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức bài 15, Giải bài 15 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức, Siêu nhanh Giải bài 15 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác