Siêu nhanh giải bài 3 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 3 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3. GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT TRỒNG

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Đất trồng là gì? Đất trồng gồm những thành phần nào? Thế nào là đất chua, đất kiềm, đất trung tính?

Giải rút gọn: 

Đất trồng là một loại đất được sử dụng để trồng cây và hỗ trợ sự phát triển của cây. Thành phần của đất trồng: phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất.

Đất chua: độ pH <6,6; đất kiềm: pH > 7,5; đất trung tính: pH từ 6,6 đến 7,5.

I. KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG

Kết nối năng lực 1: Tìm hiểu về các loại đất trồng phổ biến ở Việt Nam.

Giải rút gọn: 

Ví dụ: đất phù sa, đất đỏ bazan, đất đá ong, đất thịt pha cát, đất sét, đất cát, đất thịt...

Khám phá 1: Theo em, sỏi và đá có phải đất trồng không? Vì sao?

Giải rút gọn: 

Không phải đất trồng vì: thực vật không thể sinh sống, phát triển trên đó. 

II. CÁC THÀNH PHẦN VÀ VAI TRÒ CƠ BẢN CỦA ĐẤT TRỒNG

Khám phá 2: Quan sát Hình 3.2 và nêu các thành phần cơ bản của đất trồng, vai trò của từng thành phần đối với cây trồng.

Giải bài 3 Giới thiệu về đất trồng

Giải rút gọn: 

Phần lỏng: cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất, hòa tan các chất dinh dưỡng Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững, 

Phần khí: vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của hệ rễ cây và hoạt động của sinh vật đất.

Sinh vật đất: cải tạo đất, phân giải tàn dư thực vật, động vật, chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu 

III. KEO ĐẤT VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT

1. Keo đất

Khám phá 3: Quan sát Hình 3.3, trình bày cấu tạo của keo đất, phân biệt keo âm và keo dương.

Giải bài 3 Giới thiệu về đất trồng

Giải rút gọn: 

Keo đất bao gồm nhân keo (nằm trong cùng) và lớp điện kép (nằm trên bề mặt của nhân keo).

Giống nhau: nhân, lớp ion quyết định điện và lớp ion bù. Lớp ion bù gồm lớp ion bất động và lớp ion khuếch tán.

Khác nhau: keo đất âm có lớp ion quyết định âm, lớp ion bù dương, còn keo đất dương có lớp ion quyết định dương, lớp ion bù âm.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nêu thành phần cơ bản của đất trồng và ý nghĩa từng thành phần trong đất trồng.

Giải rút gọn: 

Phần lỏng: cung cấp nước cho cây, duy trì độ ẩm đất, hòa tan các chất dinh dưỡng

Phần rắn: cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và giúp cây trồng đứng vững, Phần khí: có vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của hệ rễ cây và hoạt động của sinh vật đất.

Sinh vật đất: cải tạo đất, phân giải tàn dư thực vật, động vật, chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 2: Nêu một số tính chất của đất trồng.

Giải rút gọn: 

Tính chất vật lý : khả năng giữ nước và cung cấp cho cây trồng phát triển, đảm bảo sự phát triển của cây. 

Tính chất hóa học : chứa chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, độ pH của đất trồng cũng quan trọng. Đất chua (pH dưới 7) và đất Kiềm (pH trên 7), đất trung tính (pH xung quanh 7) thường có khả năng tương thích với nhiều loại cây trồng.

Tính chất sinh học : phân giải chất hữu cơ, cung cấp chất dinh dưỡng và tạo ra hợp chất hữu cơ phù hợp cho cây trồng. 

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu đất trồng ở địa phương em và cho biết, chúng thuộc đất chua, đất kiềm hay đất trung tính.

Giải rút gọn: 

Đất kiềm vì đo độ pH>7


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức bài 3, Giải bài 3 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức, Siêu nhanh Giải bài 3 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác