ĐỀ SỐ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các thành phần cơ bản của đất trồng gồm có?
- A. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, sinh vật đất
- B. Phần lỏng, phần rắn, phần khí, phần tâm
- C. Phần rắn, phần nước, phần bề mặt, phần bên dưới
- D. Phần khí, phần sinh vật, phần chất, phần liên kết
Câu 2: Phần rắn của đất có tác dụng gì đối với cây trồng?
- A. Cung cấp chất dinh dưỡng
- B. Giúp cây trồng đứng vững
- C. Giúp cây trồng hạn chế sự phá hoại của con người.
- D. Cả A và B
Câu 3: Keo đất là những … đất có kích thước dao động trong khoảng 1 µm, không hoà tan mà ở trạng thái … trong nước. Keo đất có vai trò quyết định khả năng … và nhiều tính chất vật lí, hoá học khác của …
Điền những từ còn thiếu vào chỗ trống.
- A. phân tử, lơ lửng, tái tạo, đất
- B. hạt, huyền phù, tái tạo, đất
- C. hạt, lơ lửng, hấp phụ, đất
- D. phân tử, đông cứng, hấp thụ, cây
Câu 4: Cấu tạo của keo đất gồm những gì?
- A. Nhân keo, lớp điện kép
- B. Phần trong cùng, phần bề mặt
- C. Keo âm, keo dương
- D. Ion quyết định điện, ion trái dấu
Câu 5: Khí nào không có/không phổ biến trong đất?
- A. Oxygen
- B. Nitrogen
- C. Khí trơ
- D. CO2
Câu 6: Keo đất và khả năng hấp phụ của đất thuộc nhóm tính chất gì?
- A. Lý học
- B. Hoá học
- C. Toán học
- D. Sinh học
Câu 7: Câu nào sau đây không đúng về khả năng hấp phụ của đất?
- A. Hấp phụ là đặc tính của các hạt đất có thể hút và giữ lại được chất rắn, chất lỏng, chất khí hoặc làm tăng nồng độ các chất trên bề mặt.
- B. Khả năng hấp phụ thuộc vào tính chất của mỗi loại đất, hàm lượng và bản chất của keo đất, thành phần cơ giới của đất, nồng độ ion của dung dịch đất bao quanh keo.
- C. Khả năng hấp phụ của đất được chia thành 5 dạng: hấp phụ sinh học, hấp phụ cơ học, hấp phụ lý học, hấp phụ hóa học, hấp phụ lý hoá học.
- D. Khả năng hấp phụ gần giống với khả năng hấp thụ, chỉ khác là hấp thụ liên quan đến bề mặt của đất trong tương quan với cây trồng.
Câu 8: Cơ sở cho sự trao đổi chất dinh dưỡng giữa đất và cây trồng là gì?
- A. Sự chuyển đổi giữa các cation và anion trong đất khi tiếp xúc với rễ cây
- B. Sự chuyển đổi ion dương và ion âm giữa các lớp điện tích của keo đất
- C. Sự trao đổi ion của tầng khuếch tán và ion của dung dịch đất
- D. Sự trao đổi cation của tầng khuếch tán và anion của dung dịch đất
Câu 9: Câu nào sau đây đúng khi nói về phần rắn?
- A. Là thành phần thứ yếu của đất trồng, bao gồm chất vô cơ và hữu cơ.
- B. Chất hữu cơ quyết định các tính chất và độ phì của đất, có nguồn gốc từ xác sinh vật.
- C. Chất vô cơ do đá mẹ bị phá huỷ tạo thành, chiếm khoảng 75%, trong đó có các chất dinh dưỡng như như sắt, uranium, actini,…
- D. Chất hữu cơ do phần động vật chuyển hoá tạo thành, chiếm khoảng 25%.
Câu 10: Câu nào sau đây là đúng?
- A. Phản ứng chua của đất là do nồng độ H+ trong dung dịch đất lớn hơn nồng độ OH-.
- B. Phản ứng kiềm của đất là do nồng độ OH- trong dung dịch đất nhỏ hơn nồng độ H+.
- C. Phản ứng chua kiềm của đất là do nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất cân bằng nhau.
- D. Phản ứng hoá khử của đất là do nồng độ H+ và OH- trong dung dịch đất liên tục biến đổi.
Bình luận