ĐỀ SỐ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Những sản phẩm trồng trọt nào dưới đây được coi là lương thực chính cho con người?
- A. Lúa mì, lúa gạo, khoai, ngô
- B. Cà phê, hồ tiêu, trà xanh
- C. Rau củ, hoa quả
- D. Cây cảnh, cây rừng
Câu 2: Câu nào dưới đây thể hiện sản phẩm của trồng trọt được qua công nghiệp chế biến?
- A. Nông sản được vận chuyển đi bán ở khắp mọi nơi
- B. Gạo được dùng làm bánh gạo bán ra thị trường
- C. Trồng trọt sử dụng máy móc
- D. Các giống lúa gạo được nâng cao về chất lượng
Câu 3: Hoạt động nào dưới đây là biểu hiện của cơ giới hóa trồng trọt?
- A. Cấy lúa bằng máy cấy
- B. Gặt lúa bằng liềm
- C. Cuốc đất làm luống
- D. Đeo bình phun thuốc trừ sâu
Câu 4: Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2020, khâu làm đất đạt tỉ lệ bao nhiêu về cơ giới hoá?
- A. 100%
- B. 95%
- C. 70%
- D. 10%
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
- A. Phần lớn thức ăn dùng cho chăn nuôi là sản phẩm của trồng trọt hoặc được chế biến từ sản phẩm trồng trọt.
- B. Ngành chăn nuôi sẽ không thể phát triển được nếu không có sản phẩm của trồng trọt để làm thức ăn cho vật nuôi.
- C. Trồng trọt cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
- D. Ngành chăn nuôi ở quy mô lớn không cần dùng đến sản phẩm của trồng trọt vì đã có những sản phẩm dinh dưỡng chất lượng khác.
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là không đúng khi nói về việc ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt?
- A. Giúp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hạ giá thành
- B. Giảm sự lệ thuộc vào thời tiết
- C. Gia tăng mạnh mẽ sản lượng nhưng cũng gây ô nhiễm môi trường nặng nề hơn so với các phương pháp canh tác truyền thống
- D. Là xu hướng tất yếu cho tương lai
Câu 7: Sự khác biệt giữa trồng trọt ứng dụng công nghệ cao và nền nông nghiệp 4.0 là gì?
- A. Nông nghiệp công nghệ cao tập trung vào thay đổi phương thức sản xuất từ truyền thống sang hiện đại còn nông nghiệp 4.0 là thay đổi cách thức quản lý nông nghiệp trong tất cả mọi khâu.
- B. Nền nông nghiệp 4.0 là những hạn chế của nền nông nghiệp công nghệ cao.
- C. Không có sự khác biệt
- D. Trồng trọt ứng dụng công nghệ cao là việc ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nông nghiệp 4.0 tập trung ứng dụng những công nghệ siêu việt vào buôn bán, marketing nông sản.
Câu 8: Câu nào sau đây không phản ánh đúng về cơ giới hóa trồng trọt và ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt?
- A. Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt là một bước tiến cao hơn so với cơ giới hóa trồng trọt.
- B. Ở Việt Nam, cơ giới hoá đã được áp dụng phổ biến nhưng ứng dụng công nghệ cao còn chưa nhiều.
- C. Công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học đa dạng và sâu rộng nhằm tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao, tính năng vượt trội. Cơ giới hoá là việc thay thế sức người bằng sức của máy móc, hoạt động dựa trên sự điều khiển của con người.
- D. Cơ giới hoá là nền tảng nòng cốt để cho ra đời công nghệ cao.
Câu 9: Đâu không phải là một thách thức đối với việc đảm bảo an ninh lương thực?
- A. Khả năng làm nông yếu kém
- B. Suy thoái đất
- C. Biến đổi khí hậu
- D. Chính trị
Câu 10: Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, tính đến hết ngày 15/6/2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt được bao nhiêu?
- A. 3,11 triệu tấn, trị giá 1,52 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021
- B. 30,11 triệu tấn, trị giá 15,2 tỷ USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021
- C. 0,31 triệu tấn, trị giá 152 triệu USD, tăng gần 12,3% về lượng và tăng nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021
- D. 30,11 triệu tấn, trị giá 15,2 tỷ USD, giảm gần 12,3% về lượng và giảm nhẹ 0,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021
Bình luận