Siêu nhanh giải bài 12 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức

Giải siêu nhanh bài 12 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức. Giải siêu nhanh Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức. Những phần nào có thể rút gọn, lược bỏ và tóm gọn. Đều được áp dụng vào bài giải này. Thêm cách giải mới để học sinh lựa chọn. Để tìm ra phong cách học Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức phù hợp với mình.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 12: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CHỌN, TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Giống cây trồng được tạo ra bằng những phương pháp nào? Các phương pháp chọn tạo giống cây trồng có những điểm gì giống và khác nhau?

Giải rút gọn: 

Phương pháp: lai, gây đột biến, công nghệ gene

Đều tạo ra các giống đã được chọn lọc tốt nhất, hoàn toàn mới

I. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Chọn lọc hỗn hợp

Khám phá 1: Quan sát Hình 12.1, mô tả phương pháp chọn lọc hỗn hợp một lần và chọn hỗn hợp nhiều lần.

Giải bài 12 Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Giải rút gọn: 

Chọn lọc hỗn hợp 1 lần:

- Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn khoảng 10% các cây tốt

- Vụ 2: Gieo chung hạt của các cây được chọn, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng 

Chọn lọc hỗn hợp nhiều lần:

- Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn khoảng 10% các cây tốt

- Vụ 2: Gieo chung hạt, so sánh với giống khởi đầu và giống đối chứng 

- Vụ 3: Nếu chưa đạt mục tiêu chọn giống thì lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2

2. Chọn lọc cá thể

Khám phá 2: Quan sát Hình 12.2 và mô tả phương pháp chọn lọc cá thể.

Giải bài 12 Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Giải rút gọn: 

Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn một vài cá thể tốt nhất, bảo quản hạt riêng để trồng cho vụ sau.

Vụ 2: Gieo riêng hạt, so sánh để đánh giá hiệu quả chọn giống.

Vụ 3: Lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 đến khi đạt được mục tiêu chọn giống.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TẠO GIỐNG CÂY TRỒNG

1. Tạo giống bằng phương pháp lai

a. Tạo giống thuần chủng

Khám phá 3: Quan sát Hình 12.3 và mô tả các bước trong quy trình chọn tạo giống cây trông thuần chủng bằng phương pháp lai đơn.

Giải bài 12 Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Giải rút gọn: 

Bước 1: Chọn giống cha mẹ 

Bước 2: Tiến hành lai ghép giữa cây cha và cây mẹ để tạo ra giống cây mới. 

Bước 3: Gieo trồng hạt giống 

Bước 4: Nhân giống 

Bước 5: Kiểm tra tra và chọn lọc 

b. Tạo giống ưu thế lai

Khám phá 4: Quan sát Hình 12.5, mô tả các bước tạo giống ưu thế lai.

Giải bài 12 Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Giải rút gọn: 

Bước 1: Thu thập vật liệu di truyền 

Bước 2: Tạo ra các dòng tinh khiết cho từng đặc tính ưu thế

Bước 3: Lai ghép giữa hai dòng thuần chủng để tạo ra cây trồng lai mới

Bước 4: Gieo trồng hạt giống 

Bước 5: Kiểm tra tra và chọn lọc 

Kết nối năng lực 1: Tìm hiểu thêm về các thành tựu tạo giống lai ưu thế ở Việt Nam và trên thế giới.

Giải rút gọn: 

Giống lúa mới HTY100, cho gạo thơm ngon, cơm mềm.

2. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Khám phá 5: Quan sát Hình 12.7 và mô tả các bước tạo giống cây bằng phương pháp gây đột biến.

Giải bài 12 Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Giải rút gọn: 

Bước 1: Chọn cây giống

Bước 2: Xử lý hóa chất

Bước 3: Gieo trồng hạt đã được xử lý đột biến để phát triển thành cây con.

Bước 4: Chọn lọc cây có đột biến lợi ích 

Bước 5: Nhân giống

3. Tạo giống bằng công nghệ gene.

a. Cách tiến hành

Khám phá 6: Quan sát Hình 12.9 và mô tả các bước tạo giống cây trồng bằng kĩ thuật chuyển gene.

Giải bài 12 Một số phương pháp chọn, tạo giống cây trồng

Giải rút gọn: 

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu gen 

Bước 2: Chuyển gen 

Bước 3: Tạo cây trồng chuyển gen 

Bước 4: Kiểm tra và chọn lọc 

Bước 5: Nhân giống

b. Một số thành tựu

Kết nối năng lực 2: Tìm hiểu thêm về các thành tựu của tạo giống cây trồng bằng công nghệ gene ở Việt Nam và trên thế giới.

Giải rút gọn: 

Các cây biến đổi gen Bt có thể kháng lại sâu hại lá vì chúng có chứa protein của một loại vi khuẩn Bacillus thuringiensis. 

LUYỆN TẬP

Câu 1: So sánh chọn lọc hỗn hợp và chọn lọc cá thể. Nêu ưu, nhược điểm của từng phương pháp.

Giải rút gọn: 

 

Chọn lọc hỗn hợp

Chọn lọc cá thể

Đặc điểm

chọn các cá thể mong muốn dựa vào kiểu hình, thu hoạch và hỗn hợp hạt của các cá thể 

dựa vào quần thể cây trồng để chọn ra một hay một số cá thể biểu hiện các đặc điểm phù hợp với mục tiêu đặt ra của chọn giống.

Đối tượng áp dụng

cây tự thụ phấn và cây giao phấn

Cây tự thụ phấn

Cách tiến hành

Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn khoảng 10% các cây tốt

Vụ 2: Gieo chung hạt, so sánh để đánh giá hiệu quả 

Vụ 3: Nếu chưa đạt mục tiêu chọn giống thì lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 

Vụ 1: Gieo trồng quần thể giống khởi đầu, chọn một vài cá thể tốt nhất, bảo quản hạt riêng để trồng cho vụ sau.

Vụ 2: Gieo riêng hạt, so sánh để đánh giá hiệu quả chọn giống.

Vụ 3 (4, 5...): Lặp lại chu kì của vụ 1 và vụ 2 cho đến khi đạt được mục tiêu 

Ưu điểm

dễ thực hiện, ít tốn kém.

nhanh đạt được kết quả, giống có độ đồng đều cao, năng suất ổn định.

Nhược điểm

Không đánh giá được đặc điểm di truyền, hiệu quả chọn lọc thường không cao.

tiến hành công phu, tốn kém, cần nhiều diện tích gieo trồng để đánh giá.

Câu 2: So sánh các bước tạo giống thuần và giống ưu thế lai bằng phương pháp lai.

Giải rút gọn:

 

Tạo giống thuần chủng

Tạo giống ưu thế lai

Bước 1

Chọn giống bố, mẹ.

Thu thập vật liệu di truyền.

Bước 2

Lai ghép

Tạo dòng tinh khiết

Bước 3

Gieo trồng hạt giống

Lai ghép

Bước 4

Nhân giống

Gieo trồng hạt giống 

Bước 5

Kiểm tra và chọn lọc

Kiểm tra, chọn lọc 

Câu 3: Tạo giống cây trồng bằng phương pháp gây đột biến và phương pháp chuyển gene có những điểm gì giống và khác nhau?

Giải rút gọn: 

 

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

Tạo giống bằng công nghệ gene

Giống

giống cho năng suất cao, có thể kháng sâu bệnh, khả năng chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường 

Khác

Đặc điểm

Sử dụng các tác nhân vật lí, hóa học hoặc sinh học gây biến đổi vật chất di truyền 

tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gene bị biến đổi, thêm gene mới.

Cách tiến hành

Bước 1: Chọn cây giống

Bước 2: Xử lí hoá chất

Bước 3: Gieo trồng hạt đột biến

Bước 4: Chọn lọc

Bước 5: Nhân giống

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu gen

Bước 2: Chuyển gen

Bước 3: tạo cây trồng chuyển gen

Bước 4: Kiểm tra, chọn lọc

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Vận dụng kiến thức đã học kết hợp với tìm hiểu qua internet, sách, báo... em hãy viết một đoạn văn nêu quan điểm của em về cây trồng biến đổi gene.

Giải rút gọn: 

Tăng năng suất va cải thiện chất lượng, kháng sâu bệnh và chịu hạn tốt hơn


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Giải Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức bài 12, Giải bài 12 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức, Siêu nhanh Giải bài 12 Công nghệ 10 trồng trọt Kết nối tri thức

Bình luận

Giải bài tập những môn khác