Tóm tắt kiến thức công nghệ trồng trọt 10 kết nối bài 9: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón
Tổng hợp kiến thức trọng tâm công nghệ 10 kết nối bài 9: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
I. SẢN XUẤT PHÂN BÓN VI SINH
- Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị, phục vụ đời sống và phát triển kinh tế – xã hội.
- Sản xuấtxse3``2 phân bón vi sinh là nhân giống vi sinh vật đặc hiệu, sau đó trộn với chất phụ gia để tạo ra phân bón vi sinh. Nhờ ứng dụng công nghệ vi sinh đã tạo ra nhiều loại phân bón vi sinh khác nhau phục vụ trồng trọt.
II. MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN VI SINH SỬ DỤNG TRONG TRỒNG TRỌT
1. PHÂN BÓN VI SINH CỐ ĐỊNH ĐẠM
- Phân bón vi sinh cố định đạm là những sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật cố định nitrogen phân tử, đã được tuyển chọn đạt Tiêu chuẩn Việt Nam, cho hiệu quả trên đồng ruộng, không gây độc hại cho sức khoẻ của con người, vật nuôi, cây trồng; không làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Phân bón vi sinh cố định đạm có thể dùng để tẩm hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất.
- Các bước sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm:
+ Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu. Chuẩn bị giống vi sinh vật cố định đạm và hỗn hợp chất mang. Giống vi sinh vật có định đạm được nhãn trên máy lắc 150 vòng/phút trong 48 giờ hoặc sục khi trong nồi lên men và hỗn hợp chất mang. Xử II và loại bỏ tạp chất qua rây 0,25 mm, tiệt trùng dưới áp suất 2 atm (nhiệt độ từ 121 °C đến 130 °C) trong 2 giờ. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi thực hiện bước 2.
+ Bước 2: Phối trộn, ủ sinh khối khoảng một tuần. Bổ sung nguyên tố đa lượng và vi lượng, chất giữ ẩm và phụ gia khác.
+ Bước 3: Kiểm tra chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
2. PHÂN BÓN VI SINH CHUYỂN HÓA LÂN
- Phân bón vi sinh chuyển hoá lẫn là sản phẩm chứa một hoặc một số giống vi sinh vật chuyển hoá lân; tồn tại trên chất mang thanh trùng hoặc không thanh trùng, đạt Tiêu chuẩn Việt Nam, cho hiệu quả trên đồng ruộng; không gây độc hại đến sức khoẻ của con người, vật nuôi, cây trồng, không làm ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Phân bón vi sinh chuyển hóa lân có thể dùng để tẩm hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất.
- Các bước sản xuất phân vi sinh chuyển hoá lân:
+ Bước 1: Nhân giống vi sinh vật trên máy lắc 150 vòng/phút trong khoảng 48 – 72 giờ hoặc sục khí trong nồi lên men đối với vi khuẩn, nấm men. Nhân giống vi sinh vật trên môi trường rắn, bán rắn từ 5 đến 7 ngày đối với xạ khuẩn, nấm mốc. Kiểm tra chất lượng nhân giống trước khi thực hiện bước 2.
+ Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra chất mang theo Tiêu chuẩn Việt Nam. Loại bỏ tạp chất bằng cách rây qua sàng có kích thước 0,25 mm. Tiệt trùng ở áp suất 2 atm trong 2 giờ.
+ Bước 3: Phối trộn với chất mang. Bổ sung dinh dưỡng, các chất phụ gia. Ủ sinh khối trong một tuần.
+ Bước 4: Kiểm tra chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
3. PHÂN BÓN VI SINH PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ
- Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ là sản phẩm chứa một hay nhiều giống vi sinh vật đã được tuyển chọn; có mật độ tế bào đạt Tiêu chuẩn Việt Nam; có khả năng phân giải chất hữu cơ để bón cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
- Phân bón vi sinh phân giải chất hữu cơ được dùng để bón trực tiếp vào đất hoặc cùng phân ủ.
- Các bước sản xuất phân vi sinh phân giải chất hữu cơ:
+ Bước 1: Chuẩn bị và tập kết nguyên liệu hữu cơ (than bùn, phân hữu cơ, bã mía, vỏ cà phê, các nguồn hữu cơ khác) và sơ chế.
+ Bước 2: Ủ nguyên liệu đã sơ chế với vi sinh vật phân giải chất hữu cơ. Bổ sung chế phẩm vi sinh vật theo định lượng và bổ sung NPK, nguyên tố vi lượng.
+ Bước 3: Kiểm tra chất lượng phân bón theo Tiêu chuẩn Việt Nam, đóng bao, bảo quản và đưa ra sử dụng.
Bình luận