Giải bài 17 Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Giải bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ - Sách công nghệ trồng trọt 10 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Cây trồng bị bệnh thường có đặc điểm gì? Làm thế nào để phòng trừ một số bệnh ở cây trồng?

Câu trả lời:

  • Tùy thuộc vào loại bệnh hại mà cây trồng có những biểu hiện khác nhau. Ví dụ:
    • Bệnh thán thư: lúc đầu trên lá xuất hiện các đốm nhỏ, sau liên kết thành mảng lớn, xung quanh có đường viền nâu sẫm; trên hoa và quả xuất hiện các vết hơi lõm xuống kiểu chấm đen, làm hoa và quả chuyển chấm màu đen và rụng.
    • Bệnh vàng lá greening: lá bị bệnh thường có lốm đốm vàng xanh, gân lá bị sưng, có màu xanh, lá bị rụng; quả nhỏ, bị méo, vàng loang lổ.
    • Bệnh đạo ôn hại lúa: trên lá lúa xuất hiện chấm nhỏ màu xanh lục, mờ, sau đố có hình thoi, màu nâu nhạt, có quầng màu vàng nhạt, phần giữa vết bệnh có màu tro xám...
  • Các biện pháp phòng trừ bệnh hại cây trồng hiệu quả:
    • Thường xuyên kiểm tra, thăm khám để phát triển bệnh trên cây trồng kịp thời
    • Canh tác hợp lí và sử dụng giống chống bệnh hại
    • Phòng trừ bệnh hại bằng biện pháp sinh học như sử dụng các chế phẩm sinh học
    • Cơ cấu cây trồng và bố trí phân bố cây trồng trên đồng ruộng hợp lí

I. MỘT SỐ LOẠI BỆNH HẠI CÂY TRỒNG THƯỜNG GẶP VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

1. Bệnh thán thư

Khám phá 1: Nêu các biện pháp phòng trừ bệnh thán thư cho một số loại cây trồng và ý nghĩa của từng biện pháp.

Câu trả lời:

  • Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch cành, lá già, lá bệnh, bọc quả sau khi quả hình thành: hạn chế việc phát sinh và lây lan của nấm bệnh.
  • Trong mùa mưa không để vườn cây quá ẩm thấp, có biện pháp thoát nước nhanh sau khi mưa lớn: hạn chế việc phát sinh và lây lan của nấm bệnh.
  • Bón phân đầy đủ và cân đối NPK: đảm bảo chất dinh dưỡng cho cây.
  • Khi cây bị bệnh cần phun thuốc kịp thời và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất: nhằm tiêu diệt bệnh hại.

2. Bệnh vàng lá greening (trên cây ăn quả có múi)

Kết nối năng lực 1: Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu về vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây bệnh trên cây trồng.

Câu trả lời:

  • Bệnh vàng lá Greening là một bệnh gây thiệt hại nặng đến nền sản xuất cây có múi thế giới, nhất là Châu Phi và Châu Á. Bên Trung Quốc nguời ta gọi là Huanglongbing, Nam Phi gọi là Greening và trong lần Hội nghị lần thứ 13, năm 1995, Tổ  Chức Quốc Tế của những nhà nghiên cứu virus gọi chúng là Huanglongbing.
  • Bệnh do vi khuẩn Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra, dưới kính hiển vi điện tử quan sát được vi khuẩn có lông cứng, kích thước 350 - 550 nm x 600 - 1500 nm, vách tế bào có 2 lớp, độ dầy từ 20 - 25 nm. Hình dạng của vi khuẩn thường có hình gậy, thon dài.
  • Bệnh lan truyền qua hai con đường:
    • Vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây mẹ đã mang mầm bệnh nên khi nhân giống bằng các phương pháp chiết, ghép vô tính, gốc ghép, mắt ghép thì cây con sẽ bị bệnh. Mầm bệnh nằm trong mắt ghép hay cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng sau 8-15 tháng sau khi trồng.
    • Môi giới truyền bệnh là rầy chổng cánh: Chúng chích hút trên cây bị bệnh, vi khuẩn sẽ được giữ lại trong tuyến nước bọt, khi rầy chích hút cây khỏe sẽ truyền vi khuẩn vào cây.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

VẬN DỤNG

Câu 1. Sưu tầm tranh, ảnh, video về các loại bệnh hại cây trồng.

Câu 2. Tìm hiểu biện pháp phòng trừ bệnh hại cây trồng đang được áp dụng ở địa phương em. Nêu những điểm chưa phù hợp và đề xuất giải pháp khắc phục.

Từ khóa tìm kiếm: giải sgk công nghệ 10 sách mới, giải công nghệ 10 kết nối tri thức, giải công nghệ trồng trọt 10 kntt, giải công nghệ 10 KNTT bài 17, giải bài một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Bình luận

Giải bài tập những môn khác