Đề cương ôn tập Toán 6 kết nối tri thức học kì 2

Đề cương ôn tập môn Toán lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Toán 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. PHẦN ĐẠI SỐ

Chương VI: Phân số

- So sánh hai phân số: 

  • Cùng mẫu: Trong hai phân số cùng một mẫu dương, phân số nào có tử lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.
  • Không cùng mẫu: viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi so sánh các tử số với nhau: phân số nào có tử số lớn hơn thì phân số đó lớn hơn.

- Hỗn số dương: Với a, b, c là những số nguyên dương, ta gọi $a\frac{b}{c}$ là một hỗn số dương với a là phần nguyên và $\frac{b}{c}$ là phần phân số. 

- Phép cộng phân số:

  • Cùng mẫu $\frac{a}{m}+\frac{b}{m}=\frac{a+b}{m}$ với $a,b,m\in \mathbb{Z};m\neq0$
  • Không cùng mẫu: viết chúng dưới dạng hai phân số cùng mẫu rồi cộng các tử và giữ nguyên mẫu.
  • Số đối: $\frac{a}{b}+(-\frac{a}{b})=0$ với $a,b\in \mathbb{Z};b\neq0$

- Phép trừ phân số: 

  • Cùng mẫu $\frac{a}{n}-\frac{b}{m}=\frac{a-b}{m}$ với $a,b,m\in \mathbb{Z};m\neq0$
  • Không cùng mẫu: ta quy đồng mẫu hai phân số rồi trừ hai phân số đó.

- Phép nhân phân số: Cho $a, b, c, d ∈ ℤ; b≠0; d≠0.$ Khi đó phép nhân hai phân số ta có: $\frac{a}{b}.\frac{c}{d}=\frac{a.c}{b.d}$

- Phép chia phân số:

  • $\frac{a}{b}:\frac{c}{d}=\frac{a}{b}.\frac{d}{c}=\frac{ad}{bc}$ với $a,b,c,d \in \mathbb{Z};a, b, c,\neq0$
  • $\frac{a}{b}:\frac{b}{a}=1$ khi đó phân số $\frac{b}{a}$ là nghịch đảo của $\frac{a}{b}$ Cho $a, b ∈ ℤ; a, b ≠ 0$

Chương VII: Số thập phân

- Phép cộng số thập phân:

  • Cộng hai số thập phân âm $(–a) + (–b) = – (a + b)$ với $a, b > 0$
  • Cộng hai số thập phân khác dấu 

+ Nếu $0 < a b$ thì$ (–a) + b = b – a$

+ Nếu $a > b > 0$ thì$ (–a) + b = –(a – b)$

- Phép trừ số thập phân: đưa về phép cộng hai số đối $a – b  = a + (–b)$

- Phép nhân số thập phân: 

  • Nhân hai số cùng dấu: $(–a).(–b) = a.b$  với $a, b > 0$

  • Nhân hai số khác dấu: $(–a).b = a.(–b) = – (a.b)$với $a, b > 0$

- Phép chia số thập phân: 

  • Chia hai số nguyên cùng dấu: $(–a) : (–b) = a : b$ với $a, b > 0$

  • Chia hai số nguyên khác dấu: $(–a) : b = a : (–b) = –(a:b)$ với $, b > 0$

- Làm tròn số thập phân: 

  • Nếu chữ số bên phải hàng quy tròn lớn hơn hoặc bằng 5 thì tăng chữ số hàng quy tròn lên một đơn vị rồi thay tất cả các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân
  • Nếu chữ số bên phải hàng quy tròn nhỏ hơn hoặc bằng 5 thì giảm chữ số hàng quy tròn lên một đơn vị rồi thay tất cả các chữ số bên phải bằng số 0 hoặc bỏ đi nếu chúng ở phần thập phân

- Tỉ số: tỉ số của a và b kí hiệu là $a : b$ hoặc $\frac{a}{b}$

- Tỉ số phần trăm của a và b là $\frac{a}{b}.100%$

- Ứng dụng tỉ số phần trăm:

Muốn tìm giá trị m% của số a, ta tính $a\frac{m}{100}$

Muốn tìm một số khi biết m% của số đó bằng b ta tính $b:\frac{m}{100}$

Chương IX: Dữ liệu và xác suất thực nghiệm

- Biểu đồ cột là một loại biểu đồ được dùng trong thống kê, thường được dùng để thể hiện thay cho biểu đồ tranh khi số liệu thống kê là những số liệu lớn, phức tạp, hoặc số liệu có số thập phân.

Vẽ biểu đồ 

  • Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau

+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng

+ Trục dọc chọn khoảng cách chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia.

  • Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật

+ Cách đều nhau

+ Có cùng chiều rộng

+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc.

  • Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ

+ Ghi tên biểu đồ

- Biểu đồ cột kép được tạo thành khi ghép hai biểu đồ cột lại với nhau.

2. PHẦN HÌNH HỌC

Chương VIII: Những hình học cơ bản

Hai tia Ox và Oy là gọi là hai tia đối nhau

- Một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O

- Hai tia Ox và Oy là gọi là hai tia đối nhau

- Hai tia trùng nhau là hai tia chung gốc và có thêm ít nhất 1 điểm chung khác điểm gốc

- I nằm giữa hai điểm A và B sao cho IA = IB thì I gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB. $IA=IB=\frac{AB}{2}$

-Góc là hình gồm hai tia chung gốc. Gốc chung của hai tia gọi là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.

- Mỗi góc có một số đo. Số đo của một góc không vượt quá $180^{\circ}$.

- Góc đặc biệt:

  • Góc có số đo bằng $90^{\circ}$ là góc vuông.

  • Góc bẹt là góc có số đo bằng $180^{\circ}$.
  • Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.
  • Góc lớn hơn góc vuông và nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Dạng 1. Thực hiện phép tính 

Bài tập 1: Thực hiện phép tính sau:

a) $\frac{2}{3}+\frac{1}{4}$

b) $\frac{3}{5}-\frac{1}{10}$

c) $\frac{1}{2}.\frac{5}{7}$

d) $\frac{3}{4}:\frac{2}{5}$

Bài tập 2: Thực hiện phép tính sau:

a) $5:\frac{3}{4}-4\frac{4}{5}:\frac{3}{4}$

b) $\frac{-3}{5}.\frac{2}{7}+\frac{-3}{7}.\frac{3}{5}+\frac{-3}{7}$

Bài tập 3: Thực hiện phép tính sau:

a) $11\frac{3}{4}-(6\frac{5}{6}-4\frac{1}{2})+1\frac{2}{3}$

b) $2\frac{17}{20}-1\frac{11}{15}+6\frac{9}{20}:3$

Dạng 2. Tìm x

Bài tập 1: Tìm x , biết:

a) $x-\frac{3}{10}=\frac{7}{15}:\frac{3}{5}$

b) $\frac{8}{23}.\frac{46}{24}=\frac{1}{3}x$

c) $x:(-1\frac{3}{21})+3\frac{1}{2}=-1\frac{3}{4}$

Bài tập 2: Tìm x , biết:

a) $x+\frac{3}{22}=\frac{27}{121}.\frac{11}{9}$

b) $3\frac{1}{3}x+16\frac{3}{6}=-13,25$

c) $x - 25%x=0,5$

Bài tập 3: Tìm x , biết:

a) $(2x-1)(3x+12)=0$

b) $x^{3}-\frac{9}{16}x=0$

c) $\left | 2x-\frac{1}{2} \right |=\frac{3}{4}$

Dạng 3. Bài toán có nội dung thực tế

Bài tập 1: Lớp 6A có 50 học sinh. Trong đó có $\frac{3}{ 5}$ số học sinh thích chơi đá bóng, 80 số học sinh thích chơi đá cầu, $\frac{7}{10}$ số học sinh thích chơi cầu lông. Hỏi:

a) Lớp 6A có bao nhiêu học sinh thích chơi bóng đá?

b) Lớp 6A có bao nhiêu học sinh thích chơi đá cầu?

c) Lớp 6A có bao nhiêu học sinh thích chơi cầu lông?

Bài tập 2: Khối 6 của một trường THCS có ba lớp gồm 120 học sinh. Số học sinh lớp 6A chiếm $35%$ số học sinh của khối . Số học sinh lớp 6B bằng $\frac{20}{ 21}$ số học sinh lớp 6A, còn lại là học sinh lớp 6C . Tính số học sinh mỗi lớp.

Bài tập 3: Giá vé vào sân vận động xem bóng đá là 20 0000đồng/ vé. Sau khi giảm giá vé, số khán giả tăng thêm $25%$, do đó doanh thu tăng $12,5%$. Hỏi giá vé sau khi giảm là bao nhiêu?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Toán 6 kết nối tri thức học kì 2, ôn tập Toán 6 kết nối tri thức học kì 2, Kiến thức ôn tập Toán 6 kết nối tri thức học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo