Đề cương ôn tập Địa lí 6 Kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Địa lí 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

CHỦ ĐỀ 1: BẢN ĐỒ - PHƯƠNG TIỆN THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT

  • HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN VÀ TỌA ĐỘ ĐỊA LÝ

1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến

- Kinh tuyến là những nửa đường tròn nối hai cực trên bề mặt quả Địa cầu.

- Vĩ tuyến là những vòng tròn bao quanh quả Địa cầu và vuông góc với các kinh tuyến

- Kinh tuyến gốc là đường đi qua đài thiên văn Grin - Uýt ở ngoại ô Luân Đôn - thủ đô nước Anh (đánh số độ là 0°)

2. Toạ độ địa lí

- Kinh độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ kinh tuyến đi qua điểm đó tới kinh tuyến gốc.

- Vĩ độ của một điểm là số độ chỉ khoảng cách từ vĩ tuyến đi qua địa điểm đó đến vĩ tuyến gốc.

- Tọa độ địa lí của một điểm là nơi giao nhau giữa kinh độ và vĩ độ của điểm đó.

  • BẢN ĐỒ. MỘT SỐ LƯỚI KINH, VĨ TUYẾN. PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ

1. Khái niệm bản đồ

- Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống: để khai thác kiến thức môn Lịch sử và Địa L, xác định vị trí và tìm đường đi, để dự báo và thể hiện các hiện tượng tự nhiên (bão, gió,...), để tác chiến trong quân sự.

2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới

- Lưới chiếu hình nón

+ Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở cực.

+ Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở cực bản đồ thế giới theo lưới chiếu hình trụ đứng đồng góc.

- Lưới chiếu hình trụ: Hệ thống kinh, vĩ tuyến đều là những đường thẳng song song và vuông góc với nhau.

3. Phương hướng trên bản đồ

- Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta dựa vào: Hệ thống kinh, vĩ tuyến; mũi tên chỉ hướng Bắc và kim chỉ nam.

  • TỈ LỆ BẢN ĐỒ. TÍNH KHOẢNG CÁCH THỰC TẾ DỰA VÀO TỶ LỆ BẢN ĐỒ

1. Tỉ lệ bản đồ

- Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.

- Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ: cho biết mức độ thu nhỏ độ dài giữa các đối tượng trên bản đồ so với thực tế là bao nhiêu.

- Phân loại: tỉ lệ số và tỉ lệ thước.

2. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ

- Nguyên tắc: Muốn biết khoảng cách thực tế của hai điểm, phải đo được khoảng cách của hai điểm đó trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ số hoặc thước tỉ lệ để tính.

  • KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ

1. Kí hiệu và chú giải bản đồ

a) Khí hiệu bản đồ

- Ký hiệu bản đồ là những dấu hiệu quy ước (mầu sắc, hình vẽ) thể hiện đặc trưng các đối tượng địa lí.

- Các loại ký hiệu: Điểm, đường và diện tích.

b) Bảng chú giải 

- Trong bảng chú giải của bản đồ hành chính thể hiện các đối tượng: Thủ đô, thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố, thị xã đó là những đơn vị hành chính và các đối tượng khác như biên giới quốc gia, ranh giới tỉnh, giao thông, sông ngòi,...

- Trong bảng chú giải của bản đồ tự nhiên thể hiện: phân tầng độ cao, độ sâu (đậm, nhạt), đỉnh núi, điểm độ sâu, sông ngòi,...

  • LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ

1. Lược đồ trí nhớ

- Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân.

2. Vẽ lược đồ trí nhớ

- Các điểm cần xác định để vẽ được lược đồ trí nhớ: điểm đầu, điểm kết thúc, hướng đi, các điểm mốc.

- Phân loại: Lược đồ trí nhớ đường đi và lược đồ một khu vực.

CHỦ ĐỀ 2: TRÁI ĐẤT - HÀNH TINH CỦA HỆ MẶT TRỜI

  • TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

-  Vị trí: Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời

- Ý nghĩa: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất

- Hình dạng: Trái Đất có dạng hình cầu.

 Kích thước: Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2.

-> Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ khí bảo vệ mình.

  • CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ

1. Chuyển động tự quay quanh trục

- Hướng: Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.

- Thời gian: Trái Đất tự quay 1 vòng quanh trục là 24h.

2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

* Ngày đêm luân phiên: Do Trái đất có dạng hình cầu và chuyển động tự quay quanh trục từ tây sang đông nên khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

* Giờ trên Trái Đất

- Chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 khu vực giờ, mỗi khu vực có 1 giờ riêng gọi là giời khu vực.

* Sự lệch hướng chuyển động của vật thể

- Sự chuyển động của Trái Đất quanh trục làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất đều bị lệch hướng. Nếu nhìn xuôi theo hướng chuyển động thì: Ở nửa cầu bắc lệch về bên phải.; Ở nửa cầu nam lệch về bên trái

  • CHUYỂN ĐỘNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ

1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

- Quỹ đạo chuyển động: Hình elip gần tròn.

- Hướng chuyển động: Từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồ).

- Thời gian Trái Đất quay quanh Mặt Trời hết 1 vòng: 365 ngày 6 giờ (I năm).

- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66o33’.

2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

* Mùa trên Trái Đất

- Trong quá trình chuyển động Mặt Trời, nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam luôn phiên chúc và ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa.

- Sự phân bố ánh sáng, lượng nhiệt và các mùa ở 2 nửa cầu trái ngược nhau.

- Người ta chia 1 năm ra 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

- Các mùa tính theo dương lịch và âm - dương lich có khác nhau về thời gian bắt đầu và kết thúc.

* Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa

- Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam có hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ (càng về hai cực càng biểu hiện rõ).

XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC ĐỊA

1. Xác định phương hướng bằng la bàn

a) Cấu tạo la bàn

 Kim nam châm làm bằng kim loại có từ tính, thường có dạng hình thoi. Đầu kim bắc và đầu kim nam có màu khác nhau để phân biệt, đầu kim bắc thường có màu đậm hơn.

- Vòng chia độ: Trên vòng chia độ có ghi bốn hướng chính và số độ từ 0° đến 360°.

b) Cách sử dụng

- Đặt la bàn thăng bằng trên mặt phẳng, tránh xa các vật bằng kim loại có thể ảnh hưởng tới kim nam châm. Mở chốt hãm cho kim chuyển động, đến khi kim đứng yên, ta đã xác định được hướng bắc - nam, từ đó xác định các hướng còn lại.

2. Xác định phương hướng dựa vào quan sát hiện tượng tự nhiên

Dựa vào hướng Mặt Trời mọc và lặn có thể xác định được phương hướng một cách tương đối chính xác.

CHỦ ĐỀ 3: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. VỎ TRÁI ĐẤT

  • CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO

1. Cấu tạo của Trái Đất

LớpVỏ Trái ĐấtMantiNhân
Độ dày5km-70km2900km3400km
Trạng tháiRắnQuánh dẻo đến rắnLỏng đến rắn
Nhiệt độCàng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 10000C.Từ 15000C đến 37000C.Khoảng 50000C.

2. Các mảng kiến tạo

- Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ và Mảng Nam Cực.

+ Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. 

+ Các địa mảng có sự di chuyển: tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

+ Các cặp mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á, mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

  • QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI

1. Các dạng địa hình chính

 Nội sinhNgoại sinh
Khái niệmLà các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất.Là các quá trình xảy ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
Tác độngLàm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,...Phá vỡ, san bằng các địa hình do nội sinh tạo nên, đồng thời cũng tạo ra các dạng địa hình mới.
Kết quảTạo ra các dạng địa hình lớn.Tạo ra các dạng địa hình nhỏ

2. Hiện tượng tạo núi

- Nội lực là yếu tố chính trong quá trình thành tạo núi (sự xô vào nhau, tách xa nhau của các địa máng).

- Ngoài ra núi cũng chịu các tác động của quá trình ngoại sinh. Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, nhiệt độ,...) làm thay đối hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt dốc, độ cao giảm xuống,...

  • NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT

1. Núi lửa

- Nguyên nhân sinh ra núi lửa: Do mac-ma từ trong lòng Trái Đất theo các khe nứt của vỏ Trái Đất phun trào lên bề mặt.

- Các bộ phận của núi lửa: Lò mac-ma, miệng núi lửa, ống phun, dung nham và tro bụi.

- Hậu quả: Gây hại đến tính mạng con người, môi trường, đời sống và sản xuất.

- Dấu hiệu nhận biết: Mặt đất rung nhẹ, nóng hơn, có khí bốc lên ở miệng núi,...

2. Động đất

- Động đất là những rung chuyển đột ngột mạnh mẽ của vỏ Trái Đất.

- Nguyên nhân: Do hoạt động của núi lửa, sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo, đứt gãy trong vỏ Trái Đất.

- Hậu quả

+ Làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng (điện, đường, trường, trạm).

+ Gây lở đất, biến dạng đáy biển, làm phát sinh sóng thần khi xảy ra ở biển.

  • CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH TRÊN TRÁI ĐẤT. KHOÁNG SẢN

1. Các dạng địa hình chính

Các dạng địa hìnhĐộ cao so với mực nước biểnĐặc điểm
NúiĐộ cao của núi so với mực nước biển là từ 500m trở lênNúi thường có đỉnh nhọn, sườn dốc
ĐồiĐộ cao của đồi so với vùng đất xung Đồi có đỉnh tròn, sườn thoải
Cao nguyênCao trên 500m so với mực nước biểnVùng đất tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc
Đồng bằngHầu hết <200m so với mực nước biểnĐịa hình thấp, bề mặt khá bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng

2. Khoáng sản

+ Khoáng sản là những khoáng vật và khoáng chất có ích trong tự nhiên hoặc vỏ Trái Đất mà con người có thể khai thác để sử dụng trong sản xuất và đời sống.

+ Mỏ khoáng sản là nơi tập trung khoáng sản có trữ lượng và chất lượng có thể khai thác để sử dụng vào mục đích kinh tế.

- Trạng thái tồn tại: Rắn, lỏng và khí.

- Phân loại khoáng sản: Năng lượng, kim loại và phi kim loại.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Vì sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Câu 2: Kinh tuyến là gì? Vĩ tuyến là gì? Kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc có đặc điểm như thế nào?

Câu 3: Trên quả địa cầu nếu cứ 10o ta vẽ 1 kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? nếu cứ 10o ta vẽ 1 vĩ tuyến thì có tất cả bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?

Câu 4: Sự chuyển động của trái đất quanh Mặt trời ra các mùa như thế nào?

Câu 5: Bình nguyên là gì? Có mấy loại bình nguyên? Thế nào là châu thổ?

Câu 6: Phân biệt Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Vì sao nội sinh và ngoại sinh là hai quá trình đối nghịch nhau?

Câu 7: Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi?

Câu 8: Khi đang trong lớp học mà có động đất xảy ra, em sẽ làm gì để bảo vệ mình?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Địa lí 6 Kết nối tri thức học kì 1, ôn tập Địa lí 6 Kết nối tri thức học kì 1, Kiến thức ôn tập Địa lí 6 Kết nối tri thức kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo