Đề cương ôn tập KHTN 6 kết nối tri thức học kì 2

Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề 1: Từ tế bào đến cơ thể

- Cơ thể đơn bào là cơ thể được cấu tạo từ một tế bào. Tế bào đó thực hiện được các chức năng của một cơ thể sống.

- Cơ thể đa bào là cơ thể được cấu tạo từ nhiều tế bào, các tế bào khác nhau thực hiện các chức năng khác nhau trong cơ thể.

Chủ để 2: Đa dạng thế giới sống

- Các đơn vị phân loại sinh vật: giới $\rightarrow $ ngành $\rightarrow $ lớp $\rightarrow $ bộ $\rightarrow $ họ $\rightarrow $ chi $\rightarrow $ loài

- Vi khuẩn: có cấu tạo đơn bào

- Virus: không có cấu tạo tế bào, có 3 loại hình dạng chính (dạng khối, dạng xoắn, dạng hỗn hợp)

- Nấm: là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng

- Thực vật được chia thành các ngành là: ngành Rêu, ngành Dương xỉ, ngành Hạt trần và ngành Hạt kín.

- Căn cứ vào xương cột sống động vật được chia thành hai nhóm: Động vật không xương sống; Động vật có xương sống

- Đa dạng sinh học là sự phong phú về số lượng loài, số cá thể trong loài và môi trường sống.

Chủ đề 3: Lực trong đời sống

- Lực là sự đẩy hoặc sự kéo của vật này lên vật khác.

- Kí hiệu: F, đơn vị: N (niutơn)

- Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

- Độ lớn của lực là độ mạnh hay yếu của một lực

- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các vật có khối lượng.

- Trọng lượng: là độ lớn của lực hút Trái Đất tác dụng lên 1 vật gọi. Kí hiệu: P

- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật. Có 2 loại lực ma sát: ma sát nghỉ và ma sát trượt

Chủ đề 4: Năng lượng

- Năng lượng: có thể truyền từ vật này sang vật khác, từ nơi này sang nơi khác bằng nhiều cách

- Các dạng năng lượng: động năng, thế năng hấp dẫn, hoá năng, điện năng, quang năng, năng lượng âm, nhiệt năng

- Định luật bảo toàn năng lượng: Năng lượng không tự nhiên sinh ra hoặc tự mất đi mà chỉ chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác hoặc truyền từ vật này sang vật khác

- Năng lượng hữu ích và năng lượng hao phí (dưới dạng nhiệt năng)

- Năng lượng tái tạo: năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, năng lượng nước,...

Chủ đề 5: Trái đất và bầu trời

- Phân biệt các thiên thể:

  • Sao là thiên thể tự phát sáng (Ví dụ: Mặt trời)
  • Hành tinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh sao (Ví dụ: Trái Đất)
  • Vệ sinh là thiên thể không tự phát sáng, quay quanh hành tinh
  • Sao chổi: là tiểu hành tinh đặc biệt, có dạng giống cái chổi

- Mặt trăng: là vệ tinh của Trái Đất. Ta có thể nhìn thấy các hình dạng của Mặt Trăng: Trăng tròn, không Trăng (Trăng non), Trăng khuyết

- Hệ Mặt Trời: gồm Mặt Trời, tám hành tinh, hơn một trăm vệ tinh, các sao chổi, các tiểu hành tinh, các thiên thạch khác và bụi vũ trụ. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của nó

- Ngân Hà: là tập hợp hàng trăm tỉ thiên thể liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, trong đó có Hệ Mặt Trời.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Dạng 1: Từ tế bào đến cơ thể

Bài tập 1: Cho các sinh vật sau: vi khuẩn lao, chim bồ câu, vi khuẩn E. coli, đà điểu, cây thông, trùng roi, cây táo, trùng biến hình, tảo lục đơn bào.

Hãy sắp xếp các đại diện trên vào đúng vị trí trên sơ đồ dưới đây:

Bài tập dạng từ tế bào đến cơ thể

Bài tập 2: Hoàn thành các câu sau:

Cơ thể sinh vật được tạo thành từ (1) … hay (2) …

(3) … như trùng roi, trùng biến hình, (4) … có kích thước hiển vi và số lượng cá thể nhiều.

(5) … có cấu tạo nhiều hơn một tế bào, ví dụ: động vật, thực vật, …

Bài tập 3: Quan sát hình ảnh bên về trùng biến hình.

Bài tập dạng từ tế bào đến cơ thể

 

a) Hoàn thành cấu trúc tế bào trùng biến hình bằng cách gọi tên các số (1), (2), (3).

b) Cơ thể trùng biến hình được cấu tạo từ bao nhiêu tế bào?

c) Trùng biến hình thuộc nhóm tế bào động vật hay tế bào thực vật? Giải thích.

d) Dự đoán chân giả của tế bào trùng biến hình dùng để làm gì.

Dạng 2: Đa dạng thế giới sống

Bài tập 1: Cho một số sinh vật sau: vi khuẩn E. coli, trùng roi, nấm men, nấm mốc, rêu, lúa nước, mực ống, san hô. Hãy sắp xếp các sinh vật sau vào các giới sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau:

 Giới

Đại diện sinh vật 

 Khởi sinh

 

 Nguyên sinh

 

 Nấm

 

 Động vật

 

 Thực vật

 

Bài tập 2: Điền từ còn thiếu vào đoạn thông tin sau bằng cách lựa chọn đáp án thích hợp từ các gợi ý sau: virus, vi khuẩn, phân huỷ, tổng hợp, vật chất, sinh vật.

Vi khuẩn có vai trò quan trọng trong tự nhiên và đời sống con người: chúng (1) ... xác (2) ... thành các chất đơn giản, khép kín vòng tuần hoàn (3) ... trong tự nhiên. (4) ... góp phần hình thành than đá, dầu lửa.

Bài tập 3: Cho các đại diện sinh vật: cá mập, cá voi, chim cánh cụt, ếch giun, cá sấu, thú mỏ vịt, cua, san hô, giun đất, hến, mực, bọ cánh cam, lươn, hươu, cá ngựa. Hãy sắp sếp chúng vào các nhóm động vật theo bảng sau:

 Nhóm động vật

Đại diện sinh vật 

 

 

Dạng 3: Lực trong đời sống

Bài tập 1: Lựa chọn các từ sau: lực kéo, lực nén, lực đẩy và điền vào chỗ trống:

a) Bạn An đã tác dụng vào thước nhựa một .... làm thước nhựa bị uốn cong.

b) Để nâng tấm bê tông lên, cần cẩu đã tác dụng vào tấm bê tông một ....

c) Đẩu tàu đã tác dụng vào toa tàu một ....

d) Gió đã tác dụng vào dù của người nhảy dù một ....

Bài tập 2: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

a) Người thợ đóng cọc xuống đất.

b) Viên đá rơi.

c) Bạn Lan dùng tay bẻ cong chiếc thước nhựa.

d) Nam châm hút viên bi sắt.

Bài tập 3: Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trong các hiện tượng này, ma sát có lợi hay có hại:

a) Ô tô đi vào bùn dễ bị sa lầy.

b) Khi đi trên sàn nhà đá hoa mới lau dễ bị ngã.

Dạng 4: Năng lượng

Bài tập 1: Hãy nêu tên ba thiết bị/dụng cụ trong đó có sự chuyển hoá năng lượng từ

a) hoá năng thành điện năng.

b) nhiệt năng thành quang năng.

c) điện năng thành cơ năng và nhiệt năng.

Bài tập 2: Sử dụng đổng hồ đo điện đa năng để đo lượng điện năng tiêu thụ của một bóng đèn, đổng hồ chỉ 2,5 kW.h.Tuy nhiên, theo tính toán cho thấy bóng đèn chỉ tiêu thụ năng lượng là 2,4 kW.h. Theo em, định luật bảo toàn năng lượng có còn đúng trong trường hợp này không?

Bài tập 3: Hãy kể tên các thiết bị/dụng cụ tiêu thụ điện năng biến đổi thành nhiệt năng, quang năng, cơ năng để có thể sử dụng trực tiếp.

Dạng 5: Trái Đất và bầu trời

Bài tập 1: Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu sáng bởi Mặt Trời.

a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?

b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày? Phần nào của Trái Đất sẽ là ban đêm?

Bài tập 2: Quan sát hình bên và trả lời các câu hỏi sau:

Bài tập dạng Trái Đất và bầu trời

 

a) Trong số các vị trí M, N, P, Q thì ở những vị trí nào đang là ban ngày? Ở những vị trí nào đang là ban đêm? Vì sao?

b) Người ở vị trí nào trong hai vị trí M và N sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Vì sao?

c) Người ở vị trí nào trong hai vị trí P và Q sẽ thấy Mặt Trời lặn trước? Vì sao?

Bài tập 3: Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt Trời và có đồng hồ để xác định thời gian. Em hãy đề xuất phương án xác định phương hướng.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập KHTN 6 Kết nối tri thức học kì 2, ôn tập KHTN 6 Kết nối tri thức học kì 2, Kiến thức ôn tập KHTN 6 Kết nối tri thức học kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo