Đề cương ôn tập Địa lí 6 Kết nối tri thức học kì 2

Đề cương ôn tập môn Địa lí lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Địa lí 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

CHỦ ĐỀ 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

  • LỚP VỎ CỦA TRÁI ĐẤT. KHÍ ÁP VÀ GIÓ

1. Thành phần không khí gần bề mặt đất 

- Khí ni tơ chiếm 78%, Khí ôxi chiếm 21%, Hơi nước và các khí khác chiếm 1%.

-> Các khí này có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống.

2. Các tầng khí quyển 

Tầng đối lưuTầng bình lưuCác tầng khí quyển

- Nằm dưới cùng, độ dày từ 0-16km.

 - Tập trung 90% không khí, không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

 - Là nơi sinh ra các hiện tượng khí tượng: mây, mưa, sấm chớp,…

 - Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm, lên cao100m nhiệt độ giảm 0,6oC.

- Nằm trên tầng đối lưu, độ dày từ 16-80km, không khí chuyển động theo chiều ngang.

- Có lớp ô dôn có tác dụng hấp thụ, ngăn các tia bức xạ có hại của Mặt Trời đối với sinh vật và con người.

 

 Ở các tầng khí quyển cao hơn, không khí rất loãng.

3. Các khối khí 

- Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.

- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.

- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.

4. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất

* Khí áp: Là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất.

- Đơn vị đo khí áp là mm thủy ngân.

* Các đai khí áp trên Trái Đất

- Các đai áp thấp nằm ở khoảng vĩ độ 00 và khoảng vĩ độ 600B và N.

- Các đai áp cao nằm ở khoảng vĩ độ 300B và N và khoảng vĩ độ 900B và N (cực Bắc và Nam).

5. Gió. Các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất

Loại gióPhạm viHướng gió
Tín phongTừ khoảng các vĩ độ 300B và N về Xích đạo.Ở nửa cầu Bắc hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam hướng Đông Nam.
Tây ôn đớiTừ khoảng các vĩ độ 300B và N lên khoảng các vĩ độ 600B và N.Ở nửa cầu Bắc gió hướng Tây Nam, ở nửa cầu Nam gió hướng Tây Bắc.
Đông cựcTừ khoảng các vĩ độ 900B và N về 600B và N.Ở nửa cầu Bắc gió hướng Đông Bắc, ở nửa cầu Nam gió hướng Đông Nam.
  • NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ. MÂY VÀ MƯA

1. Nhiệt độ không khí

* Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ

- Không khí ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở các vùng vĩ độ cao. 

- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng. 

- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng Mặt Trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn.

2. Mây và mưa 

a) Quá trình hình thành mây và mưa. 

* Độ ẩm không khí

- Trong không khí có hơi nước. Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.

- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế.

* Mây và mưa

- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước (mây), gặp điều kiện thuận lơi hạt nước to dần và rơi xuống, gọi là mưa.

 - Dụng cụ đo mưa là vũ kế.

b) Sự phân bố lượng mưa trung bình năm trên Trái Đất

- Khu vực có lượng mưa nhiều từ 1000-2000 mm phân bố ở 2 bên đường Xích đạo.

- Khu vực ít mưa, lượng mưa trung bình < 200 mm tập trung ở vùng có vĩ độ cao.

- Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều, giảm dần từ xích đạo về hai cực.

  • THỜI TIẾT VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

 Các đới khí hậu trên Trái Đất 

Đới khi hậuPhạm vi và đặc điểm

Đới nóng

- Quanh năm nóng, nhiệt độ trung bình năm không thấp hơn 20°C.

- Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch.

Hai đới ôn hòa

- Nhiệt độ không khi trung bình năm dưới 20°C, tháng nóng nhát không thấp hơn 10°C.

- Gió thổi thường xuyên là gió Tây ôn đới.

Hai đới lạnh

- Băng tuyết hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình của tất cả các tháng trong năm đều dưới 10°C.

- Gió thổi thường xuyên là gió Đông cực.

 Biến đổi khí hậu

Nguyên nhânChủ yếu là do tăng nhanh của khí CO2.
Biểu hiệnSự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí tượng thuỷ văn cực đoan.
Hậu quảThiên tai xảy ra ngày càng nhiều và khốc liệt.
Giải pháp

- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.

- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

- Hạn chế dùng túi ni-lông, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

CHỦ ĐỀ 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

  • THỦY QUYỂN VÀ VÒNG TUẦN HOÀN LỚN CỦA NƯỚC
Thuỷ quyển Vòng tuần hoàn lớn của nước 

+ Nước ở các đại dương, biển, sông, hồ, đầm lầy.

+ Nước dưới đất (nước ngầm), tuyết, băng.

+ Hơi nước trong khí quyển.

- Nước trong thiên nhiên không ngừng vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.

- Nước di chuyển giữa đại dương, lục địa và không khí.

- Nước mưa rơi xuống tồn tại ở ao, hồ, sông, suối, biển và đại dương, nguồn nước ngầm,...

  •  SÔNG VÀ HỒ. NƯỚC NGẦM VÀ BĂNG HÀ
Sông, hồNước ngầm (nước dưới đất)Băng hà (sông băng)

- Sông là dòng chảy thường xuyên của nước, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

- Nguồn cung cấp cho sông: Nước mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.

- Lưu vực sông là diện tích đất đá cung cấp nước thường xuyên cho sông.

- Hệ thống sông là sông chính cùng phụ lưu, chi lưu hợp lại tạo thành.

- Các yếu tố tạo nên lượng nước ngầm: Lượng nước ngầm nhiều hay ít, mực nước ngầm nông hay sâu phụ thuộc vào địa hình, nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi,...

- Vai trò

+ Nguồn cung cấp nước sinh hoạt và nước tưới quan trọng trên thế giới.

+ Góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi.

+ Cố định các lớp đất đá bên trên, ngăn chặn sự sụt lún.

+ 10% diện tích lục địa được bao phủ bởi băng hà.

+ Băng hà chủ yếu ở châu Nam cực và đảo Grơn-len.

- Vai trò :

+ Góp phần điều hòa nhiệt độ trên Trái Đất.

+ Cung cấp nước cho các dòng sông.

+ Nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất,... trong tương lai

  • BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

1. Đại dương thế giới

- Đại dương thế giới là lớp nước liên tục, bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt Trái Đất.

- Các đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương.

2. Độ muối, nhiệt độ của nước biển

Độ muốiNhiệt độ

+ Ở vùng biển nhiệt đới, độ muối trung bình khoảng 35-36%o.

+ Ở vùng biển ôn đới, độ muối trung bình khoảng 34-35%o.

+ Ở vùng biển nhiệt đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 24-27oC.

+ Ở vùng biển ôn đới nhiệt độ trung bình trên nước biển dao động từ 16-18oC.

3. Một số dạng vận động của nước biển và đại dương

 Sóng biểnThủy triềuDòng biển
Khái niệmLà sự chuyển động tại chỗ của các lớp nước trên mặt.Là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dươngLà hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.
Nguyên nhânĐược hình thành chủ yếu do tác động của gió. Gió thổi càng mạnh và thời gian càng lâu thì sóng biển càng lớn.Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.Được hình thành chủ yếu do tác động của các loại gió thổi thường xuyên trên bề mặt Trái Đất.
Biểu hiệnSóng bạc đầu, sóng lừng, sóng thần,…Triều cường, triều kém.Dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

 CHỦ ĐỀ 6: ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

  • LỚP ĐẤT TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Các tầng đất

- Khái niệm: Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

 Gồm 3 tầng: Tầng đá mẹ, tầng tích tụ và tầng chứa mùn.

- Tầng tích tụ có tác động mạnh mẽ đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

2. Thành phần của đất

- Đất bao gồm nhiều thành phần: khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. 

3. Các nhân tố hình thành đất

- Đá mẹ là nhân tố quan trọng nhất, là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất.

- Khí hậu tạo điều kiện cho qua trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ.

- Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ trong đất.

- Địa hình ảnh hưởng đến độ dày, độ phì của đất.

- Các nhân tố khác: Thời gian, con người.

4. Một số nhóm đất điển hình trên Trái Đất

- Phân thành các nhóm đất khác nhau dựa vào: Quá trình hình thành và tính chất đất.

- Một số nhóm đất điển hình: Đất đen thảo nguyên ôn đới, đất pốt dôn và đất đỏ vàng nhiệt đới.

  • SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Sự đa dạng của sinh vật dưới đại dương

- Đặc điểm

+ Sinh vật dưới đáy đại dương rất đa dạng về số lượng và thành phần loài.

+ Ở các vĩ độ và độ sâu khác nhau có sự khác nhau về các loài.

- Nguyên nhân: Do sự khác nhau về nhiệt độ, độ muối, áp suất, ánh sáng,…

2. Sự đa dạng của sinh vật trên lục địa

a) Thực vật

- Đặc điểm: Phong phú, đa dạng, có sự khác biệt rõ rệt giữa các đới khí hậu.

- Thảm thực vật tiêu biểu: Rừng nhiệt đới, xavan, rừng lá kim, thảo nguyên,…

b) Động vật

- Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, do động vật có thể di chuyền từ nơi này đến nơi khác.

- Giới động vật trên các lục địa cũng hết sức phong phú, đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

RỪNG NHIỆT ĐỚI

1. Đặc điểm rừng nhiệt đới

- Phân bố: Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

- Khí hậu

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21oC.

+ Lượng mưa trung bình năm trên 1700 mm.

- Sinh vật

+ Động vật: Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ.

+ Thực vật: Rừng gồm nhiều tầng, trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây leo chằng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây.

2. Bảo vệ rừng nhiệt đới

+ Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng một cách tiết kiệm và hợp lí.

+ Tăng cường trồng, bảo vệ và phát triển rừng.

  • SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN TRÊN TRÁI ĐẤT
Đới nóngĐới ôn hoàĐới lạnh

- Khí hậu: Là nơi có nhiệt độ cao.

+ Giới thực, động vật hết sức đa dạng và phong phú.

+ Sinh vật tiêu biểu: rừng Xavan, linh dương, ngựa vằn,…

- Khí hậu mang tính trung gian giữa đới nóng và đới lạnh.

- Cảnh quan thay đổi theo vĩ độ và ảnh hưởng của dòng biển nóng cùng gió Tây ôn đới.

+ Thực vật chủ yếu là cây lá kim: thông, linh sam, vân sam, tuyết tùng,...

+ Động vật chủ yếu là sóc, nhím, gấu nâu, chó sói, hổ Tai-ga,…

- Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, băng tuyết quanh năm.

- Thực vật thấp lùn, chủ yếu là rêu, địa y và các loại cây thân thảo tồn tại trong mùa hạ ngắn ngủi, tạo nên cảnh quan đài nguyên. 

- Động vật là các loài thích nghi được với khí hậu lạnh như gấu trắng, chim cánh cụt,...


CHỦ ĐỀ 7: CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

  • DÂN SỐ VÀ SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ TRÊN THẾ GIỚI

1. Dân số trên thế giới

- Năm 2018, thế giới có 7,6 tỉ dân, sống trong hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. 

- Số dân của các quốc gia rất khác nhau và luôn biến động.

2. Phân bố dân cư thế giới

- Phân bố dân cư và mật độ dân số thế giới thay đổi theo thời gian và không đều trong không gian.

3. Một số thành phố đông dân nhất trên thế giới

- Các thành phố đông dân nhất trên thế giới năm 2018

- Châu Á là châu lục có nhiều siêu đô thị nhất trên thế giới (3 đô thị đông dân nhất đều thuộc châu Á).

  • MỐI QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN

1. Tác động của thiên nhiên đến con người

- Thiên nhiên cung cấp những điều kiện hết sức cần thiết (không khí, ánh sáng, nhiệt độ, nước,...) để con người có thề tồn tại và ảnh hưởng đến phân bố dân cư, lối sống và các hoạt động sản xuất của con người.i.

- Cây trồng, vật nuôi chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,... thích hợp.

* Đối với sản xuất công nghiệp

- Các loại tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.

- Các loại tài nguyên khác như thủy, hải sản, động vật sống,… cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp khai thác và chế biến.

* Đối với du lịch

- Cảnh quan địa hình, khí hậu thuận lợi hay hạn chế du lịch phát triển.

- Sông, hồ tạo ra cảnh quan đẹp, phát triển du lịch trải nghiệm, sinh thái và nghỉ dưỡng,…

2. Tác động của con người tới thiên nhiên

- Tác động: Hoạt động của con người khai thác, sử dụng tài nguyên quá mức và các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất công nghiệp.

- Hậu quả: Làm suy giảm nguồn tài nguyên, Làm ô nhiễm môi trường (nước, đất, không khí).

- Giải pháp: Tăng cường trồng rừng, phủ xanh đồi núi, Cải tạo đất, biến những vùng khô cằn, bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu.

  • BẢO VỆ TỰ NHIÊN VÀ KHAI THÁC THÔNG MINH CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

 Ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

+ Giữ gìn sự đa dạng sinh học, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái môi trường tự nhiên.

+ Bảo vệ được không gian sống của con người.

+ Đảm bảo cho con người tồn tại trong môi trường trong lành, thuận lợi để phát triển kinh tế và xã hội.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: 

a) Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.

b) Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch).

Câu 2: Con người có tác động như thế nào đến sự biến đổi đất?

Câu 3: Em hãy nêu sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa? Sự phân bố của rừng nhiệt đới?

Câu 4: Có nhiều loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Theo em nguyên nhân do đâu? Hãy đề ra một số biện pháp để bảo vệ các loài đó.

Câu 5: Bảo vệ tự nhiên và khai thác thông minh các tài nguyên thiên nhiên mang lại ý nghĩa như thế nào. Để bảo vệ môi trường, mỗi người chúng ta cần phải làm gì?

Câu 6: Kể tên những tác động tiêu cực của con người tới thiên nhiên. Đề xuất những biện pháp nhằm hạn chế những tác động đó.

Câu 7: Trình bày sự phân bố dân cư trên thế giới.

Câu 8:

a) Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng.

b) Em hãy nêu ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc du lịch).

Câu 9: Trình bày khái niệm thủy triều? Nguyên nhân sinh ra thuỷ triều? Thuỷ triều có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sản xuất và đời sống của người dân Việt Nam?

Câu 10: Những hoạt động nào của con người có tác động xấu đến quá trình hình thành đất? Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất (làm cho đất tốt). Em hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì của đất?

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Địa lí 6 Kết nối tri thức học kì 2, ôn tập Địa lí 6 Kết nối tri thức học kì 2, Kiến thức ôn tập Địa lí 6 Kết nối tri thức kì 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo