Đề cương ôn tập Công dân 6 kết nối tri thức học kì 1
Đề cương ôn tập môn Công dân 6 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Công dân 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
a. Truyền thống của gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Nhiều gia đình, dòng họ Việt Nam có truyền thống tốt đẹp về: yêu nước, yêu thương con người, hiếu thảo, cần cù lao động, giữ nghề truyền thống…
b. Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ
- Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
- Truyền thống tốt đẹp của các gia đình, dòng họ góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc.
c. Giữ gìn và phát huy truyền thống gia đình, dòng họ
- Cần giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi.
- Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
2. Yêu thương con người
a. Yêu thương con người và biểu hiện của tình yêu thương con người
- Khái niệm: Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.
- Biểu hiện của yêu thương con người:
+ Giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những khó khăn, đau thương của người khác.
+ Biết tha thứ cho lỗi lầm của người khác khi họ sửa chữa.
+ Khi cần thiết có thể hi sinh quyền lợi của bản thân vì người khác.
+ Tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện…
b. Giá trị của tình yêu thương con người
- Mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống.
- Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn;
- Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó;
- Góp phần xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh và tốt đẹp hơn.
- Người biết yêu thương con người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
3. Siêng năng, kiên trì
a. Siêng năng, kiên trì và biểu hiện của siêng năng, kiên trì
* Khái niệm:
- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cụ, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.
- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
* Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập:
+ Đi học đều (chuyên cần).
+ Chăm chỉ học hành, kiên trì phấn đấu để đạt mục tiêu học tập.
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong lao động:
+ Chăm chỉ làm việc không ngại khó.
+ Làm việc thường xuyên, liên tục.
+ Kiên trì lao động dù gặp khó khăn cũng không nản chí.
- Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong cuộc sống:
+ Luôn trau dồi kiến thức hằng ngày.
+ Quyết tâm phấn đấu đạt mục đích cuộc sống.
* Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì
- Siêng năng, kiên trì giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.
- Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.
4. Tôn trọng sự thật
a. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật
- Khái niệm:
+ Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực.
+ Tôn trọng sự thật là công nhận cái có thật, đã và đang diễn ra trong thực tế; suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật.
b. Ý nghĩa của tôn trọng sự thật
- Góp phần bảo vệ cuộc sống, bảo vệ những gí trị đúng đắn, tránh nhầm lẫn, oan sai;
- Giúp con người tin tưởng, gắn kết với nhau hơn;
- Làm cho tâm hồn thanh thản và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
- Người tôn trọng sự thật là người thẳng thắn, trung thực, được mọi người tin tưởng, kính trọng.
c. Cách tôn trọng sự thật
- Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm bằng thái độ dũng cảm, khéo léo, tinh tế và nhân ái.
5. Tự lập
a. Tự lập và biểu hiện của tự lập
- Tự lập là tự làm lấy công việc bằng khả năng, sức lực của mình.
- Biểu hiện của tự lập:
+ Sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách.
+ Có ý chí nỗ lực, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
+ Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
b. Ý nghĩa tự lập
- Tự lập giúp chúng ta:
+ Làm chủ được suy nghĩ và tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm.
+ Tự tin, bản lĩnh, giải quyết các công việc hiệu quả và làm chủ được cuộc sống
+ Nhận được sự kính trọng của mọi người.
- Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
6. Tự nhận thức bản thân
a. Thế nào là tự nhận thức bản thân?
- Tự nhận thức bản thân là biết nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân mình (khả năng, hiểu biết, tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu…)
b. Ý nghĩa của tự nhận thức bản thân
- Tự nhận thức đúng đắn về bản thân giúp em:
+ Nhận ra điểm mạnh của bản thân để phát huy và điểm yếu để khắc phục.
+ Biết rõ mong muốn, những khả năng, khó khăn, thách thức của bản thân để có thể đặt ra mục tiêu, ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp.
c. Các cách tự nhận thức bản thân
- Đánh giá bản thân qua thái độ, hành vi, kết quả trong từng hoạt động, tình huống cụ thể.
- Quan sát phản ứng và lắng nghe nhận xét của người khác về mình.
- So sánh những nhận xét, đánh giá của người khác về mình với tự nhận xét, đánh giá của mình.
- Thân thiện, cởi mở, tích cực tham gia các hoạt động để rèn luyện và phát triển bản thân.
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk 6 KNTT
Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức
Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức
Bình luận