Đề cương ôn tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Lịch sử lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức của môn Lịch sử 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các câu hỏi tổng hợp để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đềNội dungKiến thức cần nhớ
Vì sao phải học lịch sửLịch sử và cuộc sốngLịch Sử là tất cả những gì đã xảy ra. Lịch Sử còn được hiểu là một khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ

Vì sao phải học lịch sử:

  • Giúp ta tìm hiểu về quá khứ, tìm về cội nguồn của chính bản thân, gia đình, dòng họ,... và rộng hơn là của cả dân tộc, nhân loại.
  • Đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ để phục vụ hiện tại và tương lai.
Dựa vào đây để biết và phục dựng lại lịch sử
  • Tư liệu hiện vật là những di tích, đồ vật,... của người xưa còn lưu giữ lại trong lòng đất hay trên mặt đất.
  • Tư liệu chữ viết là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, khắc chữ…
  • Tư liệu truyền miệng là những câu chuyện dân gian được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
  • Tư liệu gốc là tư liệu cung cấp những thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử nào đó.
Thời gian trong lịch sử

Các cách tính thời gian trong lịch sử:

  • Âm lịch là hệ lịch được theo chu kì chuyển động của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất.
  • Dương lịch là hệ lịch được tính theo chu kì chuyển động của Trái Đất cung quanh Mặt Trời. Về sau, dương lịch đã được hoàn chỉnh và thống nhất để các dân tộc đều có thể sử dụng, đó là Công lịch.
  • Công lịch lấy năm ra đời của Chúa Giê-su là năm đầu tiên của Công nguyên. Ngay trước năm đó là năm 1 trước Công nguyên (TCN). 
  • Ngoài ra, còn có cách phân chia thời gian: thành thập kỉ (10 năm), thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm).
Xã hội nguyên thủy

 

 

Nguồn gốc loài người

Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người

  • Cách ngày nay khoảng 5 - 6 triệu năm, đã có một loài Vượn người sinh sống.
  • Từ loài Vượn người, một nhánh đã phát triển lên thành Người tối cổ. Dạng người này xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước.
  • Khoảng 15 vạn năm trước, Người tối cổ biến đổi thành Người tinh khôn.
Xã hội nguyên thủy

Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy:

a. Bầy người nguyên thủy:

  • Dạng người: Người tối cổ.
  • Đời sống vật chất: Sống trong hang, động, dựa vào săn bắt và hái lượm.
  • Tổ chức xã hội: Sống thành bầy, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.
  • Đời sống tinh thần: Biết làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá,...

b. Công xã thị tộc:

  • Dạng người: Người tinh khôn; Hình thành ba chủng tộc lớn: da vàng, da trắng và da đen.
  • Đời sống vật chất: Biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải và làm gốm.
  • Tổ chức xã hội: Công xã thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có cùng dòng máu, làm chung và hưởng chung.
  • Đời sống tinh thần: Biết làm đồ trang sức tinh tế hơn, làm tượng bằng đa hoặc đất nung,...; đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.

Đời sống vật chất của người nguyên thủy:

  • Biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ và vũ khí khác nhau.
  • Đồ gốm đã dần phổ biến với hoa văn trang trí phong phú.
  • Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lập bằng cỏ khô hay lá cây.
  • Nguồn thức ăn phong phú.

Đời sống tinh thần của người nguyên thủy

  • Làm đồ trang sức từ đá, đất nung…
  • Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí.
  • Chôn người chết cùng với công cụ và đồ trang sức.
Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội 

Chuyển biến trong đời sống vật chất:

  • Khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
  • Nâng cao năng suất lao động => con người không chỉ đủ ăn mà còn có của cải dư thừa.
  • Nghề luyện kim, dệt vải, làm đồ gốm, đồ mộc,... dần trở thành ngành sản xuất riêng.

Sự thay đổi trong đời sống xã hội:

  • Xuất hiện các gia đình phụ hệ.
  • Xã hội dần dần có sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo. Xã hội nguyên thủy dần tan rã.
  • Ở phương Đông, xã hội nguyên thủy phân hóa sớm nhưng không triệt để.

Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam

  • Người nguyên thủy mở rộng địa bàn cư trú từ vùng trung du, chuyển xuống các vùng đồng bằng ven sông.
  • Sản xuất nông nghiệp phát triển.
  • Trong đời sống xã hội có sự phân hóa.
Xã hội cổ đại

 

 

Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Những thành tựu văn hóa của người Ai Câp:

  • Dùng chữ tượng hình.
  • Biết làm các phép tính theo hệ đếm, thập phân.
  • Kĩ thuật ướp xác. 
  • Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc – điêu khắc nổi tiếng, như: kim tự tháp….

Những thành tựu văn hóa của người Lưỡng Hà:

  • Dùng chữ hình nêm.
  • Làm các phép tính theo hệ đếm 60, tính được diện tích các hình.
  • Biết làm lịch.
  • Tạo dựng nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là vườn treo Ba-bi-lon….
Ấn Độ cổ đại

Chế độ xã hội ở Ấn Độ cổ đại

  • Khoảng năm 2500 TCN, người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị đầu tiên dọc theo hai bên bờ sông Ấn.
  • Giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a tràn vào Bắc Ấn Độ thống trị người bản địa.
  • Dựa trên sự phân biệt về chủng tộc và màu da, chế độ đẳng cấp Vác-na được hình thành ở Ấn Độ, gồm 4 đẳng cấp: Bra-man; Ksa-tri-a; Vai-si-a và Su-đra.

Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

  • Chữ viết: chữ Phạn được sử dụng phổ biến
  • Văn học: Hai bộ sử thi nổi tiếng là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na.
  • Sáng tạo ra hệ thống10 chữ số.
  • Là quê hương của: Phật giáo và Ấn Độ giáo.
  • Công trình kiến trúc tiêu biểu: đại bảo tháp San-chi, chùa hang A-gian-ta…
Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Một số thành tựu nổi bật của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII:

  • Chữ viết: khắc chữ trên mai rùa, xương thú, thẻ tre…
  • Văn học: nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Kinh thi, Sở từ…
  • Tư  tưởng: xuất hiện nhiều nhà tư tưởng nổi tiếng, tiêu biểu là Khổng Tử và Lão Tử.
  • Sử học: nhiều bộ sử nổi tiếng, như: Sử kí của Tư Mã Thiên, Hán thư của Ban Cố….
  • Kĩ thuật: phát minh ra thiết bị đo động, kĩ thuật làm giấy, la bàn…
  • Kiến trúc: vạn lí trường thành…
Hy Lạp và La Mã cổ đại

Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lap, La Mã:

  • Sáng tạo ra hệ chữ La-tinh và chữ số La Mã.
  • Văn học phong phú về thể loại (thần thoại, kịch và thơ).
  • Hy Lạp là quê hương của những nhà khoa học nổi tiếng như: Pi-ta-go, Ta-lét,…
  • Sáng tạo ra dương lịch.
  • Có nhiều nhà sử học tiêu biểu với nhiều bộ sử đồ sộ.
  • Những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng là các bức tượng: Thần Vệ nữ Milo, Lực sĩ ném đĩa, Nữ thần A-tê-na,...
  • Xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Vì sao phải học lịch sử?

Câu 2: Nhà chính trị học nổi tiếng của La Mã cổ đại Xi-xe-rông đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Em có đồng ý với nhận xét đó không? Vì sao?

Câu 3: Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở đây?

Câu 4: Quá trình giao lưu thương mại đã tác động như thế nào tới sự phát triển kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á?

A. Kinh tế các nước Đông Nam Á bị lệ thuộc nặng nề vào nước ngoài.

B. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á chỉ buôn bán với thương nhân Ấn Độ.

C. Đông Nam Á cung cấp nhiều mặt hàng chủ lực như: lúa mì, nho, ô liu…

D. Ở các vương quốc Đông Nam Á xuất hiện nhiều thương cảng sầm xuất.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nhận xét về văn hóa Đông Nam Á?

A. Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào.

B. Cư dân Đông Nam Á không sáng tạo được chữ viết riêng.

C. Văn học Ấn Độ ảnh hưởng mạnh mẽ đến văn học các nước Đông Nam Á.

D. Kiến trúc đền – núi là kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập Lịch sử 6 Kết nối học kì 1, ôn tập Lịch sử 6 kết nối tri thức học kì 1, Kiến thức ôn tập Lịch sử 6 kết nối tri thức kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo