Đề cương ôn tập KHTN 6 kết nối tri thức học kì 1

Đề cương ôn tập môn Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ sách Kết nối tri thức là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 1 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Chủ đề 1: Các phép đo

- Đơn vị đo độ dài: mét (m); kilômét (km), đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm)

- Đơn vị đo khối lượng: kilôgram (kg), miligam (mg), gam (g), héctôgam (lạng), tạ, tấn

- Đơn vị đo thời gian: giây (s), phút (min), giờ (h), ngày, tháng, năm, thế kỉ,...

- Đơn vị đo nhiệt độ: $^{o}C$

Chủ đề 2: Các chất quanh ta

- 3 thể của chất: thể lỏng, thể rắn, thể khí

- Tính chất vật lí của chất: Thể (rắn, lỏng, khí); Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước, khối lượng riêng; Tính tan trong nước hoặc chất lỏng khác; Tính nóng chảy, sôi của một chất; Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.

- Tính chất hóa học của chất: Có sự tạo thành chất mới; Chất bị phân hủy; Chất bị đốt cháy

- Sự chuyển thể của chất: sự nóng chảy, sự đông đặc, sự hoá hơi, sự ngưng tụ

- Oxygen là chất khí, không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí , tan ít trong nước. Oxygen có vai trò quan trọng giúp duy trì sự sống và sự cháy.

- Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.

Chủ đề 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng

- Vật liệu xây dựng, vật liệu cơ khí, vật liệu điện tử, vật liệu sinh học, vật liệu silicate, vật liệu composite, vật liệu nano,...

- Nguyên liệu: đá vôi, quặng, đất đá,....

- Nhiên liệu (chất đốt) Nhiên liệu khí (gas, khí than,…), Nhiên liệu lỏng (xăng, dầu…), Nhiên liệu rắn (củi, sáp).

- Các nhóm chất dinh dưỡng trong lương thực, thực phẩm: carbonhydrate, protein, lipid, chất khoáng, vitamin

Chủ đề 4: Hỗn hợp

- Chất tinh khiết (chất nguyên chất) được tạo ra từ một chất duy nhất.

- Hỗn hợp được tạo ra khi hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.

- Dung dịch là một hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan

- Huyền phù gồm các hạt chất rắn lơ lửng trong chất lỏng

- Nhũ tương gồm các giọt chất lỏng lơ lửng trong một chất lỏng khác

Chủ đề 5: Tế bào

- Tế bào là đơn vị cơ sở cấu tạo nên cơ thể của mọi sinh vật.

- Tế bào được cấu tạo từ 3 thành phần chính: Màng tế bào; Chất tế bào; Nhân tế bào

B. Bài tập và hướng dẫn giải

B. CÁC DẠNG BÀI TẬP

Chủ đề 1: Các phép đo

Bài tập 1: Điền vào chỗ trống

40 kg = ........g = ..........yến = ...........tạ = ..............tấn

300 m = ..........km

0,15 km = ..............m

20 $^{o}C$ = .................$^{o}F$

1 giờ 35 phút =.......... phút = ..............giây

570 giây = ...........phút ..... giây

Bài tập 2: Trên vỏ một hộp bánh có ghi 750 g. Con số này có ý nghĩa gì?

Bài tập 3: Các sản phẩm sau đây thường được bán theo đơn vị nào?

Vải may quần áo; nước khoáng; thóc; dầu ăn; sữa; thịt lợn

Dạng 2: Các chất quanh ta

Bài tập 1: Em hãy kể tên 4 chất ở thể rắn, 4 chất ở thể lỏng, 4 chất ở thể khí (ở điều kiện thường) mà em biết.

Bài tập 2: Bạn An lấy một viên đá lạnh nhỏ ở trong tủ lạnh rồi bỏ lên chiếc đĩa. Khoảng một giờ sau, bạn An không thấy viên đá lạnh đâu nữa mà thấy nước trải đều trên mặt đĩa. Bạn An để luôn vậy và ra làm rau cùng mẹ. Đến trưa, bạn đến lấy chiếc đĩa ra để rửa thì không còn thấy nước.

a) Theo em, nước đã biến đâu mất?

b) Nước có thể tồn tại ở những thể nào?

c) Nếu để một cốc có chứa đá lạnh bên trong, sau một thời gian thấy có nước ở bên ngoài cốc. Giải thích tại sao có hiện tượng đó.

Bài tập 3: Các chất dưới đây tồn tại ở thể nào trong điều kiện thường? Hãy liệt kê một số tính chất vật lí của các chất đó.

a) Đường mía (sucrose).

b) Muối ăn (sodium chloride).

c) Sắt (iron).

d) Nước.

Bài tập 4: Một phòng học có chiều dài 12m, chiều rộng 7m và chiều cao 4 m.

a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong phòng học. Giả thiết oxygen chiếm 20% thể tích không khí trong phòng học đó.

b) Lượng oxygen trong phòng có đủ cho 50 em học sinh trong lớp học hô hấp trong mỗi tiết học 45 phút không? Biết rằng bình quân mỗi phút học sinh hít vào thở ra 16 lần và mỗi lần hít vào sẽ lấy từ môi trường 100 ml khí oxygen.

c) Tại sao phòng học không nên đóng cửa liên tục?

d) Em nên làm gì sau mỗi tiết học 45 phút

Dạng 3: Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu, lương thực - thực phẩm thông dụng

Bài tập 1: Dây điện cao thế thường dùng vật liệu là nhôm.

a) Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây điện?

b) Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không sử dụng vật liệu đồng?

Bài tập 2: Tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa to thì nó càng cháy mạnh ảnh còn thổi vào ngọn nến thì nó tắt ngay?

Bài tập 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phát biểu sau:

“Gỗ vừa là … để làm nhà, vừa là … sản xuất giấy, vừa là … để đun nấu”

Bài tập 4: Khẩu phần ăn có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triển của cơ thể con người. Hãy cho biết:

a) Khẩu phần ăn đầy đủ phải bao gồm những chất dinh dưỡng nào.

b) Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý, ta cần dựa vào những căn cứ nào.

Dạng 4: Hỗn hợp

Bài tập 1: Nêu ví dụ một số chất tan được trong nước, một số chất không tan không nước

Bài tập 2: Hằng năm vào mùa lũ, Đổng bằng sông Cửu Long được bù đắp một lượng phù sa rất lớn. Em hãy cho biết:

a) Phù sa ở sông Cửu Long có phải là một dạng huyền phù không.

b) Phù sa có vai trò gì đối với nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long

Bài tập 3: Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh, mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này.

Dạng 5: Tế bào

Bài tập 1: Hoàn thành các yêu cầu sau:

a) Cho biết tế bào là gì.

b) Điền thông tin còn thiếu về tế bào:

- (1)... cấu tạo nên tế bào thực hiện các chức năng khác nhau trong tế bào.

- (2)... bao bọc xung quanh và bảo vệ tế bào

Bài tập 2: Hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Cơ thể con người được cấu tạo từ tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực?

b) Các nhà khoa học đã sử dụng dụng cụ gì để quan sát các tế' bào sinh vật?

c) Ba đặc điểm khái quát nhất về tế bào là gì?

Bài tập 3: Hãy nêu các dạng hình dạng của tế bào, lấy ví dụ minh hoạ.

Từ khóa tìm kiếm: Đề cương ôn tập KHTN 6 Kết nối tri thức học kì 1, ôn tập KHTN 6 Kết nối tri thức học kì 1, Kiến thức ôn tập KHTN 6 Kết nối tri thức học kì 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo