Đề cương ôn tập Công dân 6 kết nối tri thức học kì 2

Đề cương ôn tập môn Công dân 6 bộ sách Kết nối tri thức mới là tài liệu giúp các em ôn tập củng cố lại toàn bộ kiến thức được của môn Công dân 6. Tài liệu bao gồm các kiến thức trọng tâm, giúp các bạn ôn tập lại lý thuyết và luyện tập các dạng bài khác nhau để chuẩn bị tốt cho kì thi cuối kì 2 sắp tới. Sau đây mời các em tham khảo đề cương chi tiết.

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Ứng phó với các tình huống nguy hiểm

a. Nhận biết các tình huống nguy hiểm và hậu quả của nó

* Nhận biết các tình huống nguy hiểm:

- Tình huống nguy hiểm là những sự việc bất ngờ xảy ra có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.

- Phân loại:

+ Tình huống nguy hiểm từ tự nhiên là những hiện tượng tự nhiên có thể gây tổn hại đến tính mạng, tài sản của con người và xã hội.

+ Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người, gây tổn thất cho con người và xã hội.

* Hậu quả:

- Huỷ hoại tài sản của con người và xã hội.

- Làm tổn hại đến tính mạng, tinh thần của các cá nhân.

- Gây tổn thất về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và làm gián đoạn các hoạt động kinh tế, xã hội

b. Cách ứng phó trước những tình huống nguy hiểm

* Ứng phó khi bị bắt cóc

- Không đi một mình nơi vắng người.

- Luôn cảnh giác và không tiếp xúc với người lạ….

- Luôn có thói quen đi đâu xin phép, chào hỏi bố mẹ…

- Khi gặp tình huống nguy hiểm hãy la hét thật to để người xung quanh phát hiện và tới giúp. 

* Ứng phó khi có hỏa hoạn

- Khi phát hiện có cháy nổ, hỏa hoạn:

+ Bình tĩnh; thông báo cho những người xung quanh.

+ Tìm cách thoát ra khỏi đám cháy và có thể hỗ trợ người khác tùy theo khả năng cuả mình.

+ Gọi điện thông báo tới số 114 (thông báo địa điểm vụ cháy)

- Khi bị mắc kẹt trong đám cháy:

+ Bình tĩnh quan sát lối thoát hiểm an toàn nhất như: hành lang, cầu thang bộ,…

+ Đi khom hoặc bò trên đường di chuyển để thoát đám cháy

+ Đóng các cửa trên đường đi tránh lửa lan rộng ra

+ Lấy khăn,…làm ướt để che mũi miệng và xung quanh người.

+ Nằm sát sàn nhà cách nơi đám khói đang tràn vào càng xa càng tốt

- Khi bị lửa bén vào quần áo.

+ Bình tĩnh, nằm ngay xuống đất lăn qua lăn lại để dập lửa.

+ Sau đó sơ cứu vết thương đúng cách, đem đến bệnh viện….

* Ứng phó khi bị đuối nước

- Khi bản thân bị đuối nước cần:

+ Bình tĩnh, cố gắng nín thở càng lâu càng tốt, thả lỏng người.

+ Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước.

+ Khi chuyển động lên xuống, há miệng to hít vào nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, ngậm miệng thở ra từ từ bằng mũi hoặc bằng miệng khi ở dưới mặt nước.

- Khi gặp người bị đuối nước: kêu cứu thật to và nhanh chóng tìm sự giúp đỡ từ những người xung quanh.

- Phòng tránh đuối nước bằng cách:

+ Khi đi bơi cần tránh vùng cảnh báo nguy hiểm, chấp hành nghiêm chỉnh các chỉ dẫn của lực lượng cứu hộ.

+ Không đi bơi 1 mình mà nên bơi theo nhóm để không may sẽ có sự giúp đỡ kịp thời.., 

+ Không tự ý ra chơi gần ao hồ, sông, suối…khi tham gia bơi lội cần có sự cho phép và giám sát của bố mẹ,..

* Ứng phó khi gặp mưa dông, lốc, sét

- Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét.

- Tắt hết thiết bị điện trong nhà.

- Ở trong nhà khi trời mưa dông, lốc, sét.

- Tắt hết thiết bị điện trong nhà.

- Không trú dưới gốc cây, cột điện, giữa cánh đồng,...

* Ứng phó khi gặp lu quét, lũ ống, sạt lở đất

- Thường xuyên xem dự báo thời tiết

- Chủ động chuẩn bị đồ phòng chống (đèn pin, thực phẩm, áo mưa…)

- Không đi qua sông suối khi có lũ

- Gọi 112 yêu cầu cứu nạn…

- Không nên ra ngoài, tìm nơi cao ráo để trú ngụ…

- Chúng ta nên bảo vệ rừng, tránh hoạt động khai thác bừa bãi

2. Tiết kiệm

a. Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm

- Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Tiết kiệm biểu hiện ở việc: 

+ Chi tiêu hợp lí; 

+ Tắt các thiết bị điện và khoá vòi nước khi không sử dụng; 

+ Sắp xếp thời gian làm việc khoa học; 

+ Sử dụng hợp lí và khai thác hiệu quả tài nguyên (nước, khoáng sản,...);

+ Bảo quản đồ dùng học tập, lao động khi sử dụng, bảo vệ của công...

b. Ý nghĩa của tiết kiệm

- Tiết kiệm giúp chúng ta quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác; đảm bảo cho cuộc sống ổn định, ấm no, hạnh phúc và thành công.

c. Cách thực hiện tiết kiệm

* Thực hiện tiết kiệm tiền

- Ghi vào giấy những vật dụng cần thiết và mua đúng như vậy, tránh lãng phí 

- Em bỏ tiền mừng tuổi vào nuôi lợn đất.

- Không xin tiền bố mẹ để ăn quà vặt

- Bảo quản tốt dụng cụ học tập

- Không mua những vật dụng không cần thiết.

* Thực hiện tiết kiệm thời gian

- Lập cho mình thời gian biểu hợp lí và thực hiện theo một cách nghiêm túc

- Không dùng thời gian làm những việc không có ích.

- Luôn luôn đúng giờ, tiết kiệm thời gian cho mình và người khác

* Thực hiện tiết kiệm điện

- Sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. 

- Sử dụng thiết bị điều chỉnh độ sáng đèn điện. 

- Sử dụng công tắc thông minh. 

- Sử dụng công cụ giám sát thiết bị điện trong nhà 

- Giặt, rửa bằng nước lạnh.

- Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

* Thực hiện tiết kiệm nước

- Kiểm tra rò rỉ do bồn vệ sinh.

- Khóa vòi nước trong khi không sử dụng.

- Đặt chai nhựa hoặc phao nổi vào ngăn chứa nước xả của bồn nước.

- Sử dụng vòi hoa sen tiết kiệm, hiệu quả…

3. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Tìm hiểu khái niệm công dân

- Công dân là người dân của một nước, có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định.

- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân nước đó.

b. Căn cứ xác định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

- Người có quốc tịch Việt Nam là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cả cha và mẹ đều là công dân Việt Nam. 

+ Khi sinh ra có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước ngoài, nếu có sự thoả thuận bằng văn bản của cha mẹ vào thời điểm đăng kí khai sinh cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ không thoả thuận được việc lựa chọn quốc tịch cho con.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú tại Việt Nam.

+ Sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có mẹ là người không quốc tịch, nhưng có nơi thường trú ở Việt Nam, còn cha không rõ là ai.

+ Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai.

4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

* Thế nào là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là các quyền và nghĩa vụ chủ yếu, gắn bó mật thiết với đời sống của mỗi công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp; quy định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân.

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.

- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo qui định của pháp luật.

* Nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp 2013

Theo hiến pháp 2013 công dân có quyền và nghĩa vụ cơ bản là:

- Nhóm quyền chính trị:

+ Bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); 

+ Tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); 

+ Tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); 

+ Tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 24)…

- Nhóm quyền dân sự:

+ Quyền sống (Điều 19); 

+ Bình đẳng giới (Điều 26).

+ Bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (Điều 20);

+ Bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và gia đình (Điều 21),

+ Bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22).

+ Tự do đi lại và cư trú (Điều 23).

+ Tự do kết hôn, li hôn (Điều 36)…

- Nhóm quyền về kinh tế: 

+ Tự do kinh doanh (Điều 33).

+ Tự do lựa chọn nghề nghiệp (Điều 35).

+ Sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32)…

- Nhóm quyền về văn hóa, xã hội:

+ Học tập (Điều 39).

+ Nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40).

+ Được đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34)…

- Các nghĩa vụ cơ bản của công dân:

+ Trung thành với Tổ quốc (Điều 44).

+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45).

+ Tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46).

+ Nộp thuế (Điều 47);

+ Nghĩa vụ học tập (Điều 39)

+ Bảo vệ môi trường (Điều 43)…

b) Thực hiện quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Công dân được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ do Nhà nước quy định. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

- Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

5. Quyền cơ bản của trẻ em

a. Tìm hiểu các quyền cơ bản của trẻ em

- Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

- Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:

+ Nhóm quyền được sống còn

+ Nhóm quyền được bảo vệ

+ Nhóm quyền được tham gia

b. Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em

* Ý nghĩa của quyền trẻ em

- Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng.

* Ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em

- Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em.

c. Bổn phận của trẻ em

-  Bổn phận của trẻ em đối với đất nước:

+ Tôn trọng pháp luật.

+ Tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

+ Yêu quê hương, đất nước, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

- Bổn phận của trẻ em đối với gia đình:

+ Kính trọng, lễ phép, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

+ Học tập, rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.

- Bổn phận của trẻ em đối với nhà trường:

+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường.

+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện tốt nhiệm vụ học tập.

+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.

- Bổn phận của trẻ em đối với bản thân:

+ Sống trung thực, khiêm tốn.

+ Không đánh bạc, không mua, bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác. 

6. Thực hiện quyền trẻ em

a. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em

- Tích cực chủ động thực hiện các quyền trẻ em để phát triển và bảo vệ phát triển bản thân một cách toàn diện

- Đồng tình ủng hộ các hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em và lên án, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.

b. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em

* Trách nhiệm của gia đình

- Tiến hành khai sinh cho trẻ.

- Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.

- Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội.

- Tạo điều kiện cho trẻ học tập.

- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí.

- Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu.

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán.

* Trách nhiệm của nhà trường

- Đảm bảo quyền học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu…của trẻ.

- Bảo vệ tính mạng, sức khỏe , nhân phẩm, danh dự cho trẻ, bí mật về đời sống riêng tư cho trẻ.

- Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

* Trách nhiệm của xã hội

- Đảm bảo tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.

- Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, các chính sách… về quyền trẻ em.

- Cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ.

- Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí nghiệm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân một nước?

Câu 2: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định Công dân được hưởng các quyền và nghĩa vụ gì?

Câu 3: Tình huống: T là học sinh lớp 6 thường ngày cha mẹ cho tiền ăn sáng như T thường nhịn ăn để dành tiền chơi điện tử. Biết chuyện, chị gái của T khuyên em không nên như thế nữa, dành thời gian học hành và phụ giúp mẹ việc nhà. T giận dỗi, cho là chị đã vi phạm đến quyền trẻ em của T, vì trẻ em có quyền vui chơi, giải trí,…

a. Em có đồng tình với việc làm và suy nghĩ của T không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của T em sẽ khuyên bạn như thế nào?

Câu 4: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Là học sinh em đã thực hiện như thế nào?

Câu 5: Cho tình huống:

Trường N tổ chức cho học sinh đi tham quan di tích lịch sử. Tuy nhiên bố của N không muốn cho N đi vì địa điểm tham quan ở xa. N rất buồn và giận bố, không biết phải làm sao để bố đồng ý cho mình đi.

a, Nếu là N em có buồn và giận bố không?

b, Nếu là N em sẽ làm gì để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn?

c. Theo em gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền trẻ em?

Bình luận

Giải bài tập những môn khác

Giải sgk 6 KNTT

Giải SBT lớp 6 kết nối tri thức

Giải SBT ngữ văn 6 kết nối tri thức
Giải SBT Toán 6 kết nối tri thức
Giải SBT Khoa học tự nhiên 6 kết nối tri thức
Giải SBT Lịch sử và địa lí 6 kết nối tri thức
Giải SBT tin học 6 kết nối tri thức
Giải SBT công dân 6 kết nối tri thức
Giải SBT công nghệ 6 kết nối tri thức
Giải SBT tiếng Anh 6 kết nối tri thức
Giải SBT hoạt động trải nghiệm 6 kết nối tri thức
Giải SBT âm nhạc 6 kết nối tri thức
Giải SBT mĩ thuật 6 kết nối tri thức

Giải sgk 6 CTST

Giải SBT lớp 6 chân trời sáng tạo