Đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản

Đáp án bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 10. GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Khởi động: Môi trường nuôi thủy sản là gì? Môi trường nuôi thủy sản cần những yêu cầu nào? Quạt nước trong Hình 10.1 có vai trò gì trong nuôi thủy sản.

Đáp án chuẩn:

Môi trường nuôi thủy sản: Nước dùng để nuôi trồng thủy sản.

Yêu cầu: Thủy lý, thủy hóa, thủy sinh.

Vai trò quạt nước: Tạo dòng chảy, tăng cường trao đổi khí, phân tán thức ăn cho cá.

I. CÁC YÊU CẦU CHÍNH CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

Khám phá: Vì sao nhiệt độ của nước nuôi thủy sản lại có ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,... của động vật thủy sản.

Đáp án chuẩn:

Vì nhiệt độ nước ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất của động vật thủy sản, hoạt động của các enzyme tiêu hóa, quá trình phát triển của trứng và phôi thai. 

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu yêu cầu về nhiệt độ, độ trong và màu nước ao nuôi của một số loài động vật thủy sản phổ biến

Đáp án chuẩn:

Cá rô phi:

  • Nhiệt độ: 25 - 32°C, thích hợp nhất là 28 - 30°C.

  • Độ trong: Nước trong, có thể nhìn thấy đáy ao.

  • Màu nước: Xanh lá cây hoặc nâu nhạt.

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu độ pH và độ mặn thích hợp của một số loài động vật thủy sản phổ biến.

Đáp án chuẩn:

Cá rô phi:

  • Độ pH: 6,5 - 8,5, thích hợp nhất là 7,0 - 8,0.

  • Độ mặn: 0 - 5‰.

Khám phá: Nêu độ pH và độ mặn thích hợp đối với một số loài động vật thủy sản nuôi ở địa phương em.

Đáp án chuẩn:

Ví dụ: tôm sú, cua biển (tỉnh Bến Tre)

  • Độ pH: 7,5 - 8,5, thích hợp nhất là 8,0 - 8,2.

  • Độ mặn: 10 - 30‰.

Khám phá: Nêu một số biện pháp để cung cấp oxygen hòa tan cho nước nuôi thủy sản.

Đáp án chuẩn:

Biện pháp: Tăng cường trao đổi khí giữa nước và không khí, sử dụng các thiết bị cung cấp oxy, giảm mật độ nuôi, cho ăn hợp lý, quản lý chất lượng nước

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu về những biểu hiện của động vật khi môi trường bị thiếu oxygen hòa tan.

Đáp án chuẩn:

Biểu hiện: Bơi lờ đờ, mất thăng bằng; thở nhanh, ngoi lên mặt nước để lấy oxy; da sẫm màu; mệt mỏi, biếng ăn; chết hàng loạt nếu tình trạng thiếu oxy kéo dài.

Khám phá: Kể têm các loài thực vật thủy sinh thường gặp trong ao nuôi cá hoặc đầm nuôi tôm. Nêu vai trò của chúng đối với môi trường nuôi thủy sản.

Đáp án chuẩn:

  • Các loài thực vật thủy sinh: tảo, bèo, rau diếp cá,...

  • Vai trò: Cung cấp oxy, thức ăn; cải thiện chất lượng nước; tạo nơi trú ẩn; ổn định pH.

II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN.

Khám phá: Theo em, tính lưu động của nước có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường nuôi thủy sản.

Đáp án chuẩn:

  • Cung cấp oxy.

  • Loại bỏ chất thải.

  • Giúp phân phối thức ăn.

  • Giảm sự phát triển của tảo độc.

  • Giúp ổn định nhiệt độ.

III. LUYỆN TẬP

Trình bày các yêu cầu chính của môi trường nuôi thủy sản dưới dạng một sơ đồ tư duy.

Đáp án chuẩn:

BÀI 10. GIỚI THIỆU VỀ MÔI TRƯỜNG NUÔI THỦY SẢN

IV. LUYỆN TẬP

Đề xuất một số việc nên làm để hạn chế các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường nuôi thủy sản.

Đáp án chuẩn:

  • Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ.

  • Tập trung quan tâm đến bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

  • Quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác