Đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối bài 4: Quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng

Đáp án bài 4: Quy luật sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 4. QUY LUẬT SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RỪNG.

Khởi động: Quan sát hình 4.1 và cho biết thế nào là sinh trưởng của cây rừng. Cây rừng trải qua những giai đoạn sinh trưởng và phát triển nào?

Đáp án chuẩn:

  • Sinh trưởng của cây là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây rừng.

  • Các giai đoạn: Giai đoạn non, gần thành thục, thành thục, già cỗi.

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RỪNG

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về sinh trưởng của một số loài cây rừng phổ biến. Phân chia chúng thành nhóm sinh trưởng nhanh và sinh trưởng chậm.

Đáp án chuẩn:

Ví dụ một số cây rừng sâu:

  • Nhóm sinh trưởng nhanh: Keo tai tượng, bạch đàn, mỡ, kèn, lát hoa.

  • Nhóm sinh trưởng chậm: Pơ mu, sến, chò chỉ

Khám phá: Quan sát những cây rừng xung quanh, nêu các biểu hiện sinh trưởng và phát triển của chúng.

Đáp án chuẩn:

  • Biểu hiện sinh trưởng: Tăng trưởng chiều cao, đường kính, khối lượng, sự phát triển của hệ rễ.

  • Biểu hiện phát triển: sự ra lá, sự ra hoa, sự ra quả, sự tái sinh.

II. CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RỪNG

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu về giai đoạn non của một số loài cây rừng phổ biến.

Đáp án chuẩn:

Ví dụ: Cây kèn: Hạt giống → Mầm cây → Cây non → Cây trưởng thành.

Khám phá: Nêu một số biểu hiện về sinh trưởng, phát triển của cây rừng trong giai đoạn gần thành thục.

Đáp án chuẩn:

Một số biểu hiện: Số lượng hoa, quả tăng dần; tán cây dần hình thành; sức đề kháng cao hơn thời kì non; năng suất và chất lượng lâm sản vẫn chưa ổn định.

Khám phá: Vì sao nên tiến hành khai thác rừng ở giai đoạn thành thục?

Đáp án chuẩn:

Vì đây là giai đoạn mà cây rừng có năng suất và chất lượng lâm sản tương đối ổn định; khả năng ra quả, đậu quả nhanh nhất.

Khám phá: Nêu các giai đoạn phát triển của cây rừng tương ứng với Hình 4.2 a, b , c, d.

Đáp án chuẩn:

Hình 4.2 a: Giai đoạn già cỗi

Hình 4.2 b: Giai đoạn gần thành thục

Hình 4.2 c: Giai đoạn thành thục

Hình 4.2 d: Giai đoạn non

Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... tìm hiểu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của một loài cây rừng.

Đáp án chuẩn:

Cây bạch đàn: mầm → cây non → cây trưởng thành → cây già cỗi.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển của cây rừng. Cho ví dụ minh họa

Đáp án chuẩn:

  • Sinh trưởng: Tăng kích thước, khối lượng các bộ phận cây (rễ, thân, lá) và toàn cây.

  • Phát triển: là sự biến đổi về chất của cây.

  • Ví dụ:

  • Sinh trưởng: Cây con mọc lên từ hạt, cao lớn hơn.

  • Phát triển: Cây ra hoa, kết quả.

Câu 2: Phân tích quy luật sinh trưởng, phát triển của cây rừng.

Đáp án chuẩn:

IV. VẬN DỤNG

Quan sát một số loài cây rừng phổ biến, đề xuất biện pháp kĩ thuật phù hợp với giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng

Đáp án chuẩn:

Ví dụ: cây thông:

  • Cây non: Tưới nước thường xuyên, bón phân thúc.

  • Trưởng thành: Tỉa thưa cây, bón phân định kỳ.

  • Già cỗi: Khai thác gỗ hợp lý, đảm bảo tái sinh rừng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác