Đáp án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phố biến

Đáp án bài 9: Các nhóm thuỷ sản và một số phương thức nuôi phố biến. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thủy sản Kết nối dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 9. CÁC NHÓM THỦY SẢN VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NUÔI PHỔ BIẾN

Khởi động: Các loại thủy sản gồm những nhóm nào? Ngoài phương thức nuôi thâm canh (Hình 9.1) còn phương thức nuôi thủy sản nào khác, chúng có ưu và nhược điểm gì?

Đáp án chuẩn:

  • Gồm: Loài thủy sản bản địa, nhập nội, nước ngọt/nước lợ/nước mặn

  • Phương thức nuôi thủy sản khác là: 

  • Quảng canh:

  • Ưu điểm: chi phí thấp; ít chịu rủi; giá bán sản phẩm cao.

  • Nhược điểm: năng suất và sản lượng thấp.

  • Bán thâm canh:

  • Ưu điểm: Dễ quản lý; hiệu quả kinh tế cao hơn quảng canh.

  • Nhược điểm: năng suất thấp.

I. PHÂN LOẠI CÁC LOÀI THỦY SẢN

Khám phá: Sắp xếp  các loài thủy sản trong Hình 9.4 vào các nhóm phù hợp.

Đáp án chuẩn:

  • Nhóm cá: (a)

  • Nhóm động vật giáp xác: (b)

  • Nhóm động vật thân mềm: (c)

  • Nhóm rong, tảo: (d)

  • Nhóm bò sát và lưỡng cư: (e), (g)

Khám phá: Hãy kể tên các loài thủy sản đang được nuôi ở địa phương em và sắp xếp thành các nhóm theo đặc điểm cấu tạo, tính ăn và các yếu tố môi trường.

Đáp án chuẩn:

Các loài thủy sản: Cá rô phi, cá chép, ốc, cá trắm cỏ, cua đồng, cá quả,...

Đặc điểm cấu tạo:

  • Nhóm cá: Cá rô phi, cá trắm cỏ, cá chép, cá quả.

  • Nhóm giáp xác: Cua đồng.

  • Nhóm thân mềm: Ốc.

Tính ăn:

  • Ăn thực vật: Cá trắm cỏ.

  • Ăn tạp: Cá rô phi, ốc, cá chép, cua đồng.

  • Ăn động vật: Cá quả.

Yếu tố môi trường: Cá nhiệt đới: Cá rô phi, cá chép, ốc, cá trắm cỏ, cua đồng, cá quả.

II. MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC NUÔI THỦY SẢN Ở VIỆT NAM

Khám phá: Nêu phương thức nuôi thủy sản đang được áp dụng phổ biến ở địa phương em. Nêu ưu và nhược điểm của phương thức đó.

Đáp án chuẩn:

Thâm canh: - Ưu điểm: Áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

- Nhược điểm: vốn đầu tư lớn, rủi ro lớn.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân loại các loài thủy sản theo nguồn gốc và đặc tính sinh vật học

Đáp án chuẩn:

Theo nguồn gốc: Thủy sản bản địa, thủy sản nhập nội.

Theo đặc tính sinh vật học:

  • Cấu tạo: Nhóm cá, giáp xác, thân mềm, rong tảo, bò sát và lưỡng cư.

  • Tính ăn: Nhóm ăn thực vật, ăn tạp, ăn động vật.

  • Môi trường: Nước ngọt, nước lợ, nước mặn; cá ôn đới, cá nhiệt đới.

Câu 2: Mô tả các phương thức nuôi trồng thủy sản phổ biến ở nước ta. Nêu ưu và nhược điểm của từng phương thức

Đáp án chuẩn:

  • Quảng canh:

  • Ưu điểm: chi phí thấp, ít chịu rủi, giá bán sản phẩm cao.

  • Nhược điểm: năng suất và sản lượng thấp.

  • Bán thâm canh:

  • Ưu điểm: Dễ quản lý, hiệu quả kinh tế cao hơn quảng canh.

  • Nhược điểm: năng suất thấp.

  • Thâm canh: 

  • Ưu điểm: áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến, năng suất cao.

  • Nhược điểm: vốn đầu tư lớn, rủi ro lớn.

IV. VẬN DỤNG

Hãy đề xuất phương thức nuôi một loài thủy sản phù hợp với thực tiễn địa phương em.

Đáp án chuẩn:

Nuôi cá lóc trong ao lót bạt:

  • Giúp tiết kiệm nước, hạn chế ô nhiễm môi trường.

  • Ao lót bạt có thể sử dụng nhiều lần, tiết kiệm chi phí đầu tư.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác