Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 Kết nối bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ Lâm nghiệp - Thủy sản 12 kết nối tri thức bài 10: Giới thiệu về môi trường nuôi thuỷ sản (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao nhiệt độ của nước nuôi thuỷ sản lại ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,… của động vật thuỷ sản?

  • A. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất và hoạt động của các enzyme.
  • B. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong nước như oxygen hoà tan, pH,..
  • C. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến độ trong và màu nước.
  • D. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến thức ăn của thuỷ sản.

Câu 2: Nuôi thuỷ sản trong môi trường nước chảy có nhược điểm là

  • A. nước dễ bị ô nhiễm.
  • B. cần phải hỗ trợ sự lưu động của nước bằng nhiều biện pháp khác nhau như bơm, sục khí, khuấy đảo nước, thay nước,…
  • C. dễ mắc bệnh.
  • D. có khả năng trôi thức ăn của thuỷ sản.

Câu 3: Màu nước nuôi phù hợp nhất cho các loại thuỷ sản nước ngọt là

  • A. màu xanh nõn chuối nhạt.
  • B. màu vàng nâu nước trà.
  • C. nàu xanh rêu hoặc vàng cam.
  • D. màu đỏ gạch.

Câu 4: Màu nước nuôi phù hợp nhất cho các loài thuỷ sản nước lợ, mặn là

  • A. màu xanh nõn chuối nhạt.
  • B. màu vàng nâu nước trà.
  • C. nàu xanh rêu hoặc vàng cam.
  • D. màu đỏ gạch.

Câu 5: Sự phát triển quá mức của visinh vật hiếu khi khiến

  • A. giảm lượng oxygen hoà tan trong nước.
  • B. sinh ra một số khi độc.
  • C. gây bệnh cho thuỷ sản.
  • D. cạnh tranh thức ăn của thuỷ sản.

Câu 6: Động vật thuỷ sản thiếu oxygen sẽ có các biểu hiện nào?

  • A. Thường xuyên nhò đầu lên mặt nước, nặng hơn có thể bị chết.
  • B. Da, vảy bị đổi màu.
  • C. Bơi kém.
  • D. Kém ăn.

Câu 7: Màu nước xanh nhạt (xanh nõn chuối) của nước nuôi thuỷ sản bắt nguồn từ

  • A. sự phát triển của rong đuôi chó.
  • B. sự phát triển của trùng roi.
  • C. sự phát triển của tảo lục.
  • D. sự phát triển của trùng giày, trùng biến hình.

Câu 8: Khoảng pH thích hợp đối vời loài tôm là

  • A. 2 đến 3.
  • B. 10 đến 13.
  • C. 1 hoặc 14.
  • D. 6,5 đến 8,5.

Câu 9: Hàm lượng NH3 cho phép trong nước nuôi thuỷ sản phải nhỏ hơn

  • A. 5mg/L.
  • B. 0,5mg/L.
  • C. 50 mg/L.
  • D. 0,05 mg/L.

Câu 10: Vai trò của thực vật thuỷ sinh trong môi trường chăn nuôi thuỷ sản là

  • A. cung cấp oxygen hoà tan cho nước và cung cấp nơi trú ngụ cho động vật thuỷ dản, ổn định nhiệt độ nước và hấp thụ một số kim loại nặng.
  • B. cung cấp carbon dioxide hoà tan cho nước.
  • C. trở thành thức ăn cho các động vật thuỷ sản.
  • D. ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại cho động vật thuỷ sản.

Câu 11: Sinh vật phù du đóng vai trò như thế nào trong môi trường chăn nuôi thuỷ sản?

  • A. Phân giải thức ăn thừa, chất thải của thuỷ sản nuôi.
  • B. Làm nguồn thức ăn và ổn định môi trường sinh thái, cung cấp oxygen hoà tan, giảm chất độc hại, ngăn tảo sợi.
  • C. Chuyển hoá một số khí độc thành chất không độc.
  • D. Chuyển hoá CO2 thành Ohoà tan trong nước.

Câu 12: Khi cho giấy chỉ thị pH vào một mẫu nước ao nuôi tôm, ta thấy giấy chuyển màu đỏ hồng, điều này chứng tỏ

TRẮC NGHIỆM

  • A. nước ao nuôi có môi trường acid cao, không thích hợp để nuôi tôm.
  • B. nước ao nuôi có môi trường kiềm nhẹ, không thích hợp để nuôi tôm.
  • C. nước ao nuôi có môi trường acid cao, thích hợp để nuôi tôm.
  • D. nước ao nuôi có môi trường trung tính, phù hợp để nuôi tôm.

Câu 13: Nuôi thuỷ sản trong môi trường có tính lưu động như trong hình dế dẫn đến 

TRẮC NGHIỆM

  • A. nước dễ bị ô nhiễm.
  • B. sự hỗ trợ lưu động của nước bằng nhiều biện pháp khác nhau như bơm, sục khí, khuấy đảo nước, thay nước,…
  • C. dễ mắc bệnh.
  • D. có khả năng trôi thức ăn của thuỷ sản.

Câu 14: Vì sao nhiệt độ của nước nuôi thuỷ sản lại ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,… của động vật thuỷ sản?

  • A. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất và hoạt động của các enzyme.
  • B. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong nước như oxygen hoà tan, pH,..
  • C. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến độ trong và màu nước.
  • D. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến thức ăn của thuỷ sản.

Câu 15: Nuôi thuỷ sản trong môi trường nước chảy có nhược điểm là

  • A. nước dễ bị ô nhiễm.
  • B. cần phải hỗ trợ sự lưu động của nước bằng nhiều biện pháp khác nhau như bơm, sục khí, khuấy đảo nước, thay nước,…
  • C. dễ mắc bệnh.
  • D. có khả năng trôi thức ăn của thuỷ sản.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác