Tắt QC

Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối ôn tập Chương 5-6 (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Công nghệ lâm nghiệp thủy sản 12 kết nối tri thức ôn tập Chương 5-6 (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1:Cá Xiêm cảnh là loài cá cảnh được rất nhiều người ưa chuộng. Cá đực thường có kiểu hình, màu sắc đẹp hơn con cái. Để tăng lợi nhuận nuôi cá Xiêm cảnh, ta nên

TRẮC NGHIỆM

  • A. điều khiển giới tính của cá Xiêm bằng hormone.
  • B. loại bỏ hết những giống cá Xiêm là con cái, giữ lại con đực.
  • C. điều khiển giới tính bằng cách nhân bản vô tính cá đực.
  • D. điều khiển giới tính bằng cách thay đổi nhiệt độ môi trường nuôi cá bột.

Câu 2: Mùa sinh sản là 

  • A. mùa có điều kiện môi trường thuận lợi cho sự tồn tại, phát triển của phôi và cá con.
  • B. mùa có có nhiều thức ăn và ít kẻ thù của cá.
  • C. mùa có khí hậu thuận lợi cho sinh trơngr và phát triển của cá con.
  • D. mùa có ít thức ăn.

Câu 3: Để được lưu thông trên thị trường, con giống thuỷ sản phải đáp ứng các yêu cầu nào sau đây?

  • A. Không thuộc danh mục thuỷ sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
  • B. Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định.
  • C. Không phá huỷ hệ sinh thái bản địa.
  • D. Chất lượng không phù hợp theo tiêu chuẩn công bố áp dụng.

Câu 4: Không nên sử dụng cách nào để xử lý nước sau khi thu hoạch thuỷ sản?

  • A. Sử dụng hệ vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
  • B. Sử dụng các loài thực vật phù du, tảo hay rong rêu để hấp thụ chất độc hại.
  • C. Sử dụng các loại động vật: nghêu, sò huyết, hàu,... để tiêu thụ thực vật phù du và tảo.
  • D. Xả trực tiếp ra môi trường như ao, hồ, sông, biển.

Câu 5: Các yếu tố thuỷ sinh không bao gồm

  • A. nhiệt độ.
  • B. rong, rêu.
  • C. tảo.
  • D. cây trồng ven bờ.

Câu 6: Sinh vật phù du đóng vai trò như thế nào trong môi trường chăn nuôi thuỷ sản?

  • A. Phân giải thức ăn thừa, chất thải của thuỷ sản nuôi.
  • B. Làm nguồn thức ăn và ổn định môi trường sinh thái, cung cấp oxygen hoà tan, giảm chất độc hại, ngăn tảo sợi.
  • C. Chuyển hoá một số khí độc thành chất không độc.
  • D. Chuyển hoá CO2 thành Ohoà tan trong nước.

Câu 7: Bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản bằng

  • A. hydrogen lỏng.
  • B. nitrogen lỏng.
  • C. oxygen lỏng.
  • D. nước đá khô.

Câu 8: Ngoài nhiệt độ, thời gian bảo quản dài hạn dựa vào các yếu tố nào?

  • A. Độ ẩm không khí, tia UV (ánh nắng mặt trời).
  • B. Loài cá, chất lượng tinh trùng, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản, phương pháp hạ nhiệt,…
  • C. Chất bảo quản, độ ẩm không khí, loài cá.
  • D. Tia UV ( ánh nắng mặt trời), loài cá, tỉ lệ pha loãng, chất bảo quản.

Câu 9: Tuổi thành thục sinh dục ở tôm thẻ chân trắng là

  • A. 8 tháng tuổi.
  • B. 10 tháng tuổi.
  • C. 24 tháng tuổi.
  • D. 36 tháng tuổi.

Câu 10: Mùa sinh sản của tôm sú là

  • A. tháng 6 – 7 và tháng 11 – 12.
  • B. tháng 3 – 4 và tháng 7 – 10.
  • C. tháng 3 – 4  và tháng 7 – 10.
  • D. tháng 1 – 2 và tháng 10 – 12. 

Câu 11: Đâu không phải vai trò của giống trong nuôi thuỷ sản?

  • A. Quyết định năng suất nuôi thuỷ sản.
  • B. Quy định chất lượng thuỷ sản.
  • C. Quyết định hiệu quả kinh tế thuỷ sản
  • D. Bảo vệ môi trường sinh thái.

Câu 12: Vì sao có thể dùng các loại động vật vùng ven biển như nghêu, sò huyết, hàu,… để làm sạch nước?

  • A. Chúng có thể tiêu thụ thực vật phù du và tảo để làm sạch nước.
  • B. Chúng tiết ra enzyme thuỷ phân các chất bẩn trong nước.
  • C. Chúng có thể chuyển hoá và phân giải các chất thải hữu cơ.
  • D. Chúng có thể xử phân giải các chất độc hoà tan trong nước.

Câu 13: Đâu không phải lý do dẫn đến việc thay nước ao sau mỗi vụ nuôi thuỷ sản?

  • A. Phòng ngừa dịch bệnh.
  • B. Loại bỏ chất thải, bổ sung oxygen.
  • C. Cung cấp chất dinh dưỡng.
  • D. Nước ao sau khi thay trong hơn.

Câu 14: Một trong những biểu hiện khi cá thiếu oxygen là nổi đầu nhiều trên mặt nước. Ta nên xử lý như thế nào?

  • A. Bổ sung oxygen bằng hoà tan H2O2 vào nước để phân huỷ thành O2.
  • B. Bổ sung oxygen bằng cách sục khí, quạt nước.
  • C. Trồng bổ sung các loại rong, tảo.
  • D. Sử dụng hệ thống nâng nhiệt, chiếu đèn hoặc sục khí.

Câu 15: Vì sao nhiệt độ của nước nuôi thuỷ sản lại ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp, tiêu hoá, sinh sản,… của động vật thuỷ sản?

  • A. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất và hoạt động của các enzyme.
  • B. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến các yếu tố khác trong nước như oxygen hoà tan, pH,..
  • C. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến độ trong và màu nước.
  • D. Nhiệt độ nước ảnh hưởng đến thức ăn của thuỷ sản.

Câu 16: Khi cho giấy chỉ thị pH vào một mẫu nước ao nuôi tôm, ta thấy giấy chuyển màu đỏ hồng, điều này chứng tỏ

TRẮC NGHIỆM

  • A. nước ao nuôi có môi trường acid cao, không thích hợp để nuôi tôm.
  • B. nước ao nuôi có môi trường kiềm nhẹ, không thích hợp để nuôi tôm.
  • C. nước ao nuôi có môi trường acid cao, thích hợp để nuôi tôm.
  • D. nước ao nuôi có môi trường trung tính, phù hợp để nuôi tôm.

Câu 17: Việc bảo quản tinh trùng động vật thuỷ sản trong nitrogen lỏng nhằm mục đích gì?

  • A. bảo quản ngắn hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản.
  • B. tăng khả năng thụ tinh của tinh trùng.
  • C. con non sau khi được thụ tinh có sức đề kháng tốt hơn.
  • D. Bảo quản dài hạn tinh trùng của động vật thuỷ sản.

Câu 18: Vì sao sức sinh sản của cá cao hơn so với đa số các loài động vật có xương sống khác?

  • A. Vì đặc tính đẻ trứng, thụ tinh ngoài môi trường nước.
  • B. Vì có thể đẻ nhiều lứa trong năm.
  • C. Vì đặc tính đẻ con.
  • D. Vì đặc tính thụ tinh trong.

Câu 19: Vì sao thời vụ ương cá giống ở miền Bắc và miền Nam lại khác nhau?

  • A. Do sự khác nhau về chất lượng nguồn nước.
  • B. Do sự khác nhau giữa điều kiện khí hậu, lượng mưa, đặc điểm sinh học từng loài. 
  • C. Do sự khác nhau về thức ăn.
  • D. Do sự khác nhau về lượng oxygen hoà tan trong nước.

Câu 20:Hình ảnh sau là phương pháp xử lí nước nào sau thu hoạch thuỷ sản?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Sử dụng hệ vi sinh vật.
  • B. Sử dụng hoá chất.
  • C. Sử dụng hệ động vật.
  • D. Sử dụng hệ thực vật.

Câu 21: Trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ

  • A. cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.
  • B. cho năng suất và hiệu quả kinh tế giống nhau.
  • C. cho giá trị kinh tế giống nhau.
  • D. cho giá trị dinh dưỡng giống nhau.

Câu 22:Trong ao nuôi thâm canh, sau 4 tháng nuôi, cá trên vàng đạt khối lượng từ 250g đến 300g/con; cá trê phi đạt khối lượng từ 500g đến 1000 g/con.  Điều này chứng tỏ

  • A. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.
  • B. trong điều kiện nuôi khác nhau, các giống cá khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế như nhau.
  • C. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống cá như nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.
  • D. trong cùng một điều kiện nuôi, các giống khác nhau sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế khác nhau.

Câu 23:Ao nuôi thuỷ sản nổi váng, xuất hiện bọt nước li ti, màu nước thay đổi chứng tỏ mật độ tảo trong môi trường đang ở mức cao. Cách xử lý nào sau đây không phù hợp trong trường hợp này?

  • A. Thay thế một phần nước bề mặt.
  • B. Sử dụng hoá chất diệt tảo phù hợp.
  • C. Sục khí, quạt nước để bổ sung oxygen cho nước.
  • D. Trồng bổ sung các loại cây thuỷ sinh như rong, rêu,…

Câu 24:Nuôi thuỷ sản trong môi trường có tính lưu động như trong hình dế dẫn đến 

TRẮC NGHIỆM

  • A. nước dễ bị ô nhiễm.
  • B. sự hỗ trợ lưu động của nước bằng nhiều biện pháp khác nhau như bơm, sục khí, khuấy đảo nước, thay nước,…
  • C. dễ mắc bệnh.
  • D. có khả năng trôi thức ăn của thuỷ sản.

Câu 25:Các vi khuẩn thuộc nhóm Streptomyces được ứng dụng để xử lí ví sinh vật gây hại vì

  • A. có khả năng sinh chất kháng khuẩn.
  • B. có khả năng gây bệnh cho các vi sinh vật gây bệnh.
  • C. có khả năng tạo chất gây ngộ độc các vi sinh vật trong nước.
  • D. có khả năng phân huỷ các vi sinh vật gây bệnh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác