5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 82
5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 82. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 5. ÁNH SÁNG
BÀI 16: SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
1. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1: Nêu một số ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng mà em quan sát được trong thực tế.
Luyện tập: Ban đêm, ta không thể đọc sách trong một căn phòng tối. Chỉ khi bật đèn lên, ta mới có thể nhìn thấy trang sách. Vì sao?
2. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Câu 2: Từ kết quả thí nghiệm, hãy nêu nhận xét về:
a) Mặt phẳng chứa tia sáng phản xạ.
b) Mối liên hệ giữa góc phản xạ i’ và góc tới i.
Luyện tập: Vẽ các tia sáng phản xạ trong mỗi hình dưới đây.
3. PHẢN XẠ VÀ PHẢN XẠ KHUYẾCH TÁN
Câu 3: Ảnh của cảnh vật trên mặt hồ trong hai trường hợp ở Hình 16.4 khác nhau thế nào?
Câu 4: Nêu nhận xét về hướng của các tia sáng phản xạ trong Hình 16.5a và 16.5b. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
Vận dụng: Một học sinh cho rằng: “Trong hiện tượng phản xạ khuếch tán, sở dĩ ta không nhìn thấy ảnh của vật là do hiện tượng này không tuân theo đúng định luật phản xạ ánh sáng”.
Theo em, nhận định đó đúng hay sai?
BÀI TẬP
Câu 1: Hiện tượng nào dưới đây là kết quả của hiện tượng phản xạ ánh sáng?
A. Mắt nhìn thấy các vật phía sau tấm kính.
B. Mắt đặt ngoài không khí nhìn thấy con cá trong bể nước.
C. Mắt nhìn thấy bóng cây trong sân trường.
D. Mắt nhìn thấy hình ảnh bầu trời dưới hồ nước.
Câu 2: Trong hai hình dưới đây, hãy chỉ ra đâu là sự phản xạ, đâu là sự phản xạ khuếch tán. Giải thích.
PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
1. HIỆN TƯỢNG PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1:
Ví dụ: gương mặt của em phản chiếu trong gương.
Luyện tập:
Vì trang sách không phải nguồn sáng nên trong một căn phòng tối, ta không thể nhìn thấy nó. Khi bật đèn, trang sách nhận được ánh sáng từ đèn và hắt vào mắt ta ® trang sách trở thành vật sáng.
2. ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG
Câu 2:
a) Là mặt phẳng chứa tia sáng tới và đường pháp tuyến.
b) i = i’
Luyện tập:
- Bước 1: Dựng đường pháp tuyến vuông góc với mặt phẳng.
- Bước 2: Dùng thước đo độ đo góc tới i.
- Bước 3: Vẽ góc phản xạ i’ sao cho i’ = i.
3. PHẢN XẠ VÀ PHẢN XẠ KHUYẾCH TÁN
Câu 3:
16.4a: Ảnh rõ nét.
16.4b: Ảnh không rõ nét.
Câu 4:
Hình 16.5a : tia sáng phản xạ song song, cùng chiều và cùng hướng với nhau. Hình 16.5b : tia sáng phản xạ theo nhiều chiều, hướng khác nhau. Do hình 16.5a có các tia sáng tới chiếu đến cùng một bề mặt phẳng và nhẵn, 16.5b có các tia sáng tới chiếu đến bề mặt nhấp nhô.
Vận dụng:
Nhận định sai vì trong hiện tượng phản xạ khuếch tán, ánh sáng chiếu tới bề mặt không bằng phẳng khiến các tia sáng phản xạ lại theo nhiều hướng khác nhau
BÀI TẬP
Câu 1:
D.
Câu 2:
Hình a là phản xạ khuếch tán vì ảnh không rõ nét và ánh sáng chiếu tới bề mặt nước không bằng phẳng. Hình b là phản xạ vì ảnh rõ nét và ánh sáng chiếu tới bề mặt nước bằng phẳng.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo, giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo trang 82, giải Khoa học tự nhiên 7 CTST trang 82
Bình luận