5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 37
5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 37. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
CHỦ ĐỀ 2. PHÂN TỬ
BÀI 6: GIỚI THIỆU VỀ LIÊN KẾT HÓA HỌC
PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
1. VỎ NGUYÊN TỬ KHÍ HIẾM
Câu 1: Trừ helium, vỏ nguyên tử của các nguyên tố còn lại ở Hình 6.1 có những điểm giống và khác nhau gì?
2. LIÊN KẾT ION
Câu 2: Quan sát Hình 6.2, em hãy mô tả sự tạo thành ion sodium, ion magnesium. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?
Luyện tập: Hãy xác định vị trí của alumnium trong bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion alumnium từ nguyên tử alumnium.
Câu 3: Quan sát Hình 6.3, em hãy mô tả sự tạo thành ion chloride, ion oxide. Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của các ion này và cho biết sự phân bố electron của 2 ion này giống sự phân bố electron của nguyên tử khí hiếm nào?
Luyện tập: Xác định vị trí của sunfur trong bảng tuần hoàn và vẽ sơ đồ tạo thành ion sunfur (S2-) từ nguyên tử sunfur.
Câu 4: Quan sát Hình 6.4a, em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. Nêu một số ứng dụng của sodium chloride trong đời sống.
Luyện tập: Hãy vẽ sơ đồ mô tả quá trình tạo thành liên kết ion trong phân tử hợp chất magnesium oxide.
Vận dụng: Cancium chloride có nhiều ứng dụng trong đời sống. Tìm hiểu qua sách báo và internet em hãy cho biết một số ứng dụng của chất này. Vẽ sơ đồ cấu tạo trong phân tử cancium chloride
3. LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
Câu 5: Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy chỉ ra nguyên tố khí hiếm gần nhất của hydrogen và oxygen. Để có lớp electron ngoài cùng giống nguyên tố khí hiếm gần nhất, nguyên tử hydrogen và oxygen có xu hướng gì?
Câu 6: Dựa vào các Hình 6.5, 6.6 và 6.7, em hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử trong phân tử hydrogen và oxygen là bao nhiêu? Khi đó, lớp electron ngoài cùng của nguyên tử hydrogen và nguyên tử oxygen sẽ giống với khí hiếm nào?
Câu 7: Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử hydrogen và oxygen.
Câu 8: Quan sát Hình 6.8, em hãy cho biết số electron dùng chung của nguyên tử H và nguyên tử O. Trong phân tử nước, số electron lớp ngoài cùng của O và H là bao nhiêu và giống với khí hiếm nào?
Câu 9: Em hãy mô tả quá trình tạo thành liên kết cộng quá trị trong phân tử nước.
Vận dụng: Khí methane là thành phần chính của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. Khí này còn được tạo ra từ hầm biogas. Methane là nguồn nhiên liệu quan trọng trong đời sống và có nhiều ứng dụng trong công nghiệp . Hãy vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử methane và liệt kê một số ứng dụng của của nó thông qua tìm hiểu mạng internet, báo, đài...
Luyện tập: Vẽ sơ đồ hình thành liên kết cộng hoá trị trong các phân tử sau:
4. CHẤT ION, CHẤT CỘNG HOÁ TRỊ
Câu 10: Cho biết mỗi phân tử của chất trong Hình 6.9 được tạo bởi các ion nào? Ở điều kiện thường, các chất này ở thể gì?
Câu 11: Quan sát và cho biết thể của các chất có trong Hình 6.10.
Câu 12: Nếu một số ví dụ về chất cộng hoá trị và cho biết thể của chúng ở điều kiện thường.
Khói của núi lửa ngầm phun trào dưới biển có chứa một số chất như: hơi nước, sodium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide.
a) Hãy cho biết chất nào là hợp chất ion, chất nào là hợp chất hoá trị?
b) Nguyên tử của nguyên tố nào trong các chất trên có số electron lớp ngoài cùng nhiều nhất?
5. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT ION VÀ CHẤT CỘNG HOÁ TRỊ
Câu 13: Quan sát thí nghiệm 1 (Hình 6.11, 6.12) và đánh dấu V để hoàn thành bảng sau:
Câu 14: Quan sát thí nghiệm 3 (Hình 6.13), cho biết muối hay đường bền nhiệt hơn. Ở ống nghiệm nào có sự tạo thành chất mới?
Luyện tập: Kết quả thứ nghiệm tính chất của 2 chất A và B được trình bày ở bảng bên. Em hãy cho biết chất nào là chất cộng hoá trị, chất nào là chất ion?
Vận dụng: Khi cơ thể bị mất nước do tiêu chảy, nôn mửa,... người ta thường cho bệnh nhân uống dung dịch oresol. Tìm hiểu qua sách báo và internet, hãy cho biết thành phần của oresol có các loại chất nào (chất ion, chất cộng hóa trị). Trong trường hợp không có oresol, có thể thay bằng cách nào khác không? Giải thích.
BÀI TẬP
Câu 1: Hãy vẽ sơ đồ và mô tả quá trình tạo thành liên kế trong phân tử sodium oxide (hình bên).
Câu 2: Cho biết vị trí trong bảng tuần hoàn, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử mỗi nguyên tố N, C, O và vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong các phân tử ở hình sau:
Câu 3: Potassium chloride là hợp chất có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong nông nghiệp, nó được dùng làm phân bón. Trong công nghiệp, potassium chloride được dùng làm nguyên liệu để sản xuất potassium hydroxide và kim loại potassium. Trong y học, potassium chloride được dùng để bào chế thuốc điều trị bệnh thiếu kali trong máu. Potassium chloride rất cần thiết cho cơ thể, trong các chức năng hoạt động của hệ tiêu hoá, tim, thận, cơ và cả hệ thần kinh. Hợp chất potassium chloride có loại liên kết gì trong phân tử? Vẽ sơ đồ hình thành liên kết có trong phân tử này.
PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK
1. VỎ NGUYÊN TỬ KHÍ HIẾM
Câu 1:
- Giống: 8 electron ở lớp ngoài cùng.
- Khác: Ne có 2 lớp e, Ar có 3 lớp e, Kr có 4 lớp e, Xe có 5 lớp e.
2. LIÊN KẾT ION
Câu 2:
- Nguyên tử sodium nhường 1 electron lớp ngoài cùng, nguyên tử magnesium nhường 2 electron lớp ngoài cùng, tạo thành ion dương tương ứng.
- Số electron lớp ngoài cùng đểu là 8 electron.
- Sự phân bố electron giống với Ne.
Luyện tập:
Alumnium: ô số 13, nhóm IIIA, chu kì 3. Sơ đồ:
Câu 3:
- Nguyên tử chloride nhận 1 electron từ nguyên tử kim loại, nguyên tử oxide nhận 2 electron từ nguyên tử kim loại tạo thành ion âm tương ứng.
- Số electron lớp ngoài cùng là 8 electron.
- Sự phân bố electron của ion chloride giống Ar, của ion oxide giống Ne.
Luyện tập:
Ô số 16, nhóm VIA, chu kì 3. Sơ đồ:
Câu 4:
- Sodium + chlorine sẽ nhường 1 electron ® ion dương, nguyên tử chlorine nhận 1 electron ® ion âm. Ion dương và ion âm mang điện tích trái dấu hút nhau ® liên kết ion.
- Ứng dụng: sản xuất giấy, thuốc nhuộm, dệt may, xà phòng; cân bằng sinh lý trong cơ thể; bảo quản và khử mùi thực phẩm; sát trùng, thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, trắng răng,...; rửa sạch ống thoát, tẩy rửa vết bẩn, vết ố,...
Luyện tập:
Vận dụng:
Bào chế thuốc tiêm điều trị bệnh tĩnh mạch, bảo vệ cơ tim khi bị tăng kali máu; làm phụ gia thực phẩm; là chất điện giải trong một số nước uống...
3. LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ
Câu 5:
Gần nhất của hydrogen là helium, của oxygen là neon. Xu hướng góp chung electron.
Câu 6:
Hydrogen có 2 electron lớp ngoài cùng giống helium.
Oxygen có 8 electron lớp ngoài cùng giống neon.
Câu 7:
- Hydrogen: hai nguyên tử hydrogen góp chung 1 electron của mỗi nguyên tử.
- Oxygen: hai nguyên tử oxygen góp chung 2 electron của mỗi nguyên tử.
Câu 8:
- H có 2 e dùng chung, O có 4 e dùng chung.
- Trong phân tử nước, số electron lớp ngoài cùng của H là 2 giống helium, của O là 8 giống neon.
Câu 9:
Hai nguyên tử hydrogen gộp chung 1 electron của mỗi nguyên tử với oxygen
Vận dụng: Khí methane là thành phần chính của khí thiên nhiên và khí mỏ dầu. Khí này còn được tạo ra từ hầm biogas. Methane là nguồn nhiên liệu quan trọng trong đời sống và có nhiều ứng dụng trong công nghiệp . Hãy vẽ sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử methane và liệt kê một số ứng dụng của của nó thông qua tìm hiểu mạng internet, báo, đài...
Luyện tập:
Ứng dụng: nhiên liệu, khí tự nhiên, khí tự nhiên hóa lỏng và được vận chuyển dưới dạng chất lỏng được làm lạnh.
Sơ đồ:
4. CHẤT ION, CHẤT CỘNG HOÁ TRỊ
Câu 10:
- Phân tử sodium chloride: Na+ và Cl-® thể rắn.
- Phân tử calcium chloride: Ca2+ và Cl-® thể rắn.
- Phân tử magnesium oxide: Mg2+ và O2-® thể rắn.
Câu 11:
Đường tinh luyện ở thể rắn, ethanol ở thể lỏng, carbon dioxide ở thể khí.
Câu 12:
Ví dụ: Nước ở thể lỏng, chlorine ở thể khí.
Khói của núi lửa ngầm phun trào dưới biển có chứa một số chất như: hơi nước, sodium chloride, carbon dioxide, sulfur dioxide.
a) Hợp chất ion: sodium chloride, potassium chloride.
Hợp chất hoá trị: hơi nước, carbon dioxide, sulfur dioxide.
b) Chlorine
5. MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT ION VÀ CHẤT CỘNG HOÁ TRỊ
Câu 13:
Tính chất | Muối | Đường |
Tan trong nước | V | V |
Dẫn điện được | V |
Câu 14:
Muối bền nhiệt hơn đường, ở ống nghiệm của đường có sự tạo thành chất mới.
Luyện tập:
A là chất ion, B là chất hoá trị.
Vận dụng:
Thành phần của oresol là muối và đường. Nếu không có, thay bằng nước chanh muối pha loãng.
BÀI TẬP
Câu 1:
Câu 2:
Kí hiệu hoá học | Ô nguyên tố | Chu kì | Nhóm | Số e lớp ngoài cùng |
N | 7 | 2 | VA | 5 |
C | 6 | 2 | IVA | 4 |
O | 8 | 2 | VIA | 6 |
Sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử nitrogen:
Sơ đồ hình thành liên kết trong phân tử carbon dioxide:
Câu 3:
Có loại liên kết ion trong phân tử. Sơ đồ:
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Nội dung quan tâm khác
Thêm kiến thức môn học
giải 5 phút Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo, giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo trang 37, giải Khoa học tự nhiên 7 CTST trang 37
Bình luận