5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 131

5 phút giải Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo trang 131. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để giải bài. Tiêu chi bài giải: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài giải tốt nhất. 5 phút giải bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

CHỦ ĐỀ 7. KHÁI NIỆM TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

BÀI 29: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

PHẦN I. HỆ THỐNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

1. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

Câu 1: Nhờ đặc điểm nào mà rễ cây có thể hút nước và muối khoáng?

Câu 2: Quan sát Hình 29.1, em hãy mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng từ môi trường đất vào mạch gỗ của rễ.

Câu 3: Hãy cho biết các chất có trong thành phần của dịch mạch gỗ và dịch mạch dây.

Câu 4: Quan sát Hình 29.2, em hãy cho biết chiều vận chuyển các chất trong mạch gỗ và mạch rây có gì khác nhau?

Câu 5: Dựa vào Hình 29.3, hãy trả lời các Câu sau:

a) Tại sao vào những ngày trời nắng, đứng dưới bóng cây lại thấy mát?

b) Nhờ lực hút hay lực đẩy mà quá trình thoát hơi nước qua khí khổng có thể giúp các chất được vận chuyển trong mạch gỗ một cách dễ dàng?

c) Nếu cây không thoát hơi nước thì cây có lấy được khí carbon dioxide không? Vì sao?

d) Em hãy cho biết những vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với cây.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu làm cho khí khổng đóng hay mở là gì?

Câu 7: Dựa vào kiến thức đã học về cấu tạo của khí khổng và quan sát Hình 29.4, em hãy cho biết thành tế bào hạt đậu có những biến đổi như thế nào trong hoạt động đóng, mở khí khổng.

Luyện tập: Tại sao người ta thường tưới nước nhiều hơn cho cây trồng vào những ngày mùa hè nóng bức?

2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

Câu 8: Kể tên các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây.

Vận dụng: Vận dụng những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật, em hãy đề xuất một số biện pháp tưới nước và bón phân hợp lí cho cây

3. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT VÀO THỰC TIỄN

Câu 9: Để tưới nước và bón phân hợp lí cho cây trồng, cần dựa vào những yếu tố nào?

Câu 10: Điều gì sẽ xảy ra với cây khi lượng nước cây hấp thụ được ở rễ bằng, lớn hơn hoặc bé hơn lượng nước mất đi qua quá trình thoát hơi nước ở lá? Giải thích.

Câu 11: Các giai đoạn nào sau đây cần tưới nhiều nước cho cây? Giải thích.

a) Cây chuẩn bị ra hoa.

b) Cây ở thời kì thu hoạch quả.

c) Cây đâm chồi, đẻ nhanh.

Câu 12: Điều gì sẽ xảy ra nếu:

a) Bón phân không đủ.

b) Bón phân quá nhiều.

Câu 13: Để đảm bảo bón phân hợp lí cho cây trồng, cần phải tuân theo nguyên tắc gì?

Câu 14: Nếu tưới nước và bón phân không hợp lí sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho cây trồng?

Luyện tập: Tại sao người ta thường khoét lỗ bên dưới đáy các chậu dùng để trồng cây?

Vận dụng:

  • Vì sao trước khi trồng cây, người ta cần cày, xới làm cho đất tơi, xốp.

  • Vì sao sau khi bón phân, người ta thường tưới nước cho cây?

Câu 1: Vì sao khi đem cây trồng ở một nơi khác, người ta phải cắt bớt cành, lá?

Câu 2: Em hãy dự đoán khả năng phát triển của các loài thực vật sau đây ở mức độ: bình thường (+), bị héo hoặc có thể bị chết (-).

Câu 3: Trong vườn cây ăn quả, khi quan sát thấy có nhiều cây bị vàng lá, có ý kiến cho rằng các cây này có thể đang thiếu nitrogen.

a) Em hãy cho biết ý kiến trên là đúng hay sai. Vì sao?

b) Nếu ý kiến trên là đúng, chúng ta cần bón loại phân nào để cung cấp nitrogen cho cây?

Câu 4: Em hãy giải thích cây tục ngữ: "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống".

PHẦN II. 5 PHÚT TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG SGK

1. QUÁ TRÌNH TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

Câu 1:

Lông hút.

Câu 2: 

Lông hút hút nước và muối khoáng từ môi trường đất, qua biểu bì, thịt vỏ đến trụ dẫn và vào mạch gỗ.

Câu 3: 

- Dịch mạch gỗ: nước, muối khoáng, các chất hữu cơ.

- Dịch mạch dây: chất hữu cơ được tổng hợp ở lá, hormone, vitamin, ATP và một số muối khoáng.

Câu 4: 

Vận chuyển ngược chiều nhau.

Câu 5: 

a) Vì lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh.

b) Nhờ lực hút.

c) Không lấy được CO2 vì khi đó khí khổng sẽ đóng, CO2 không thể đi vào trong lá.

d) Tạo lực hút để vận chuyển nước và các chất từ rễ lên thân và lá trong mạch gỗ, giúp tản nhiệt ở lá cây, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi khí ở thực vật.

Câu 6: 

Do ánh sáng khiến tế bào hạt đậu trương nước hoặc mất nước.

Câu 7:

Khi trương nước, thành tế bào căng ra làm lỗ khí mở. Khi mất nước, thành tế bào trở lại bình thường làm lỗ khí đóng lại.

Luyện tập: 

Vì cây phải thoát nước liên tục để hạ nhiệt nên phải tưới nước nhiều hơn để duy trì hoạt động quang hợp và hô hấp.

2. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

Câu 8: 

Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng và độ pH của đất.

Vận dụng: 

- Tưới nước: xác định đúng loài cây và thời kì sinh trưởng, tìm hiểu về đất trồng, tưới đúng thời tiết.

- Bón phân: đúng loại phân theo nhu cầu của cây và đặc điểm, tính chất của đất; đúng thời điểm, thời tiết, mùa vụ thích hợp; bón đúng cách và điều chỉnh tỷ lệ chất dinh dưỡng trong mỗi lần bón.

3. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HOÁ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT VÀO THỰC TIỄN

Câu 9:

- Tưới nước: loài cây, thời kì sinh trưởng, loại đất trồng và điều kiện thời tiết.

- Bón phân: loại phân bón, liều lượng, thành phần dinh dưỡng, nhu cầu của giống và loài cây, điều kiện đất đai, thời tiết, mùa vụ.

Câu 10: 

- Lớn hơn lượng nước mất đi thì cơ thể thực vật đủ nước để sinh trưởng, phát triển nên cây phát triển bình thường.

- Nhỏ lượng nước mất đi thì cây bị thiếu hụt nước nghiêm trọng dẫn đến các hoạt động sống của cây đều bị ngưng trệ.

Câu 11: 

a, c vì cây cần nước để cung cấp cho các phản ứng hoá học, vận chuyển các chất được tổng hợp đến các bộ phận giúp cây sinh trưởng, phát triển nhanh, ra hoa đúng thời vụ.

Câu 12: 

a) Cây phát triển chậm, cho năng suất thấp.

b) Cây không hấp thụ hết được, dẫn đến ngộ độc phân bón, héo úa và chết.

Câu 13:

Đúng loại, đúng liều lượng, đúng nhu cầu của giống và loài cây, đúng lúc và phù hợp với điều kiện đất đai, thời tiết, mùa vụ.

Câu 14: 

Cây phát triển kém, cho năng suất thấp, gây thiệt hại cho người nông dân.

Luyện tập: 

Vì để thoát nước khi lỡ tưới nước quá nhiều. 

Vận dụng:

- Vì để tạo độ thoáng khí cho đất giúp rễ cây hấp thụ O2 tốt hơn ® hô hấp mạnh tạo ra áp suất thẩm thấu cao, thuận lợi cho rễ hấp thụ nước và muối khoáng. 

- Cây chỉ hút và vận chuyển được các chất khoáng ở dạng hòa tan.

Câu 1: 

Khi đó, bộ rễ của cây bị tổn thương ® khả năng hút nước và muối khoáng bị hạn chế ® người ta thường cắt bớt cành, lá để giảm cường độ thoát hơi nước.

Câu 2: 

Loài

Lượng nước tưới vào đất (mL/ngày)

Lượng nước cây hút vào (mL/ngày)

Lượng nước thoát qua lá (mL/ngày)

Khả năng phát triển

A

1000

500

450

-

B

500

1500

1400

-

C

2000

2000

1850

+

D

0

250

520

-

Câu 3: 

a) Ý kiến đúng. Vì nitrogen là thành phần cấu tạo nên chất diệp lục. 

b) Ure, NPK hoặc phân hữu cơ có hàm lượng nitrogen cao.

Câu 4: 

- Nước là thành phần chính cấu tạo nên tế bào và tham gia vào hầu hết hoạt động sinh lí của cây.

- Không có phân bón, cây sẽ phát triển kém và cho năng suất thấp.

- Cần cù: chăm sóc, bắt sâu, tỉa lá.... cho cây đạt năng suất cao hơn.

- Giống: Hạt giống tốt thì cây khỏe, có sức đề kháng cao. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

giải 5 phút Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo, giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo trang 131, giải Khoa học tự nhiên 7 CTST trang 131

Bình luận

Giải bài tập những môn khác