Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc
Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
VIẾT THƯ TRAO ĐỔI CÔNG VIỆC
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Các tri thức kiểu bài
- Phân tích ngữ liệu tham khảo
- Các quy trình viết bài
KHỞI ĐỘNG
Hãy cho biết kiểu bài viết thư trao đổi công việc và thư trao đổi về một vấn đề quan đáng quan tâm có gì giống và khác nhau?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG I : TRI THỨC KIỂU BÀI
Để viết thư trao đổi công việc là gì? Trình bày yêu cầu đối với kiểu bài này?
Video trình bày nội dung:
- Khái niệm: Thư trao đổi công việc là kiểu văn bản thư tín của cá nhân hay tổ chức, dùng để trao đổi thông tin mà hai bên cùng quan tâm, cùng bàn bạc (bổ sung, chỉnh sửa, phương thức tiến hành…) nhằm đạt được kết quả mong đợi.
- Yêu cầu của kiểu bài:
+ Thư tín dạng này có rất nhiều loại, tùy mục đích giao dịch tùy mối quan hệ mà hình thức và nội dung có thể khác nhau, tuy nhiên cần đáp ứng những thể thức của một bức thư: Nội dung: Trao đổi công việc về những nội dung cụ thể; thông tin trao đổi đầy đủ, chính xác, có sức thuyết phục; Hình thức: Dung lượng văn bản cô đọng, tập trung vào mục đích trao đổi công việc, ngôn ngữ: nhã nhặn, tạo sự tin cậy, trọng thị lẫn nhau.
+ Bố cục có 3 phần: Mở đầu: Nêu địa điểm và thời gian viết thư, danh tính người nhận thư, lời chào mở đầu; Nội dung chính: Làm rõ mục đích trao đổi công việc, ý nghĩa/kết quả mong đợi, đề xuất về các phương án giải quyết, hợp tác giữa các bên nếu có; Kết thúc: Lời chào tạm biệt danh tính người viết thư.
NỘI DUNG II : PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU THAM KHẢO
1. Ngữ liệu (1)
+ Ngữ liệu tham khảo 1 được viết dưới hình thức thư tay hay thư điện tử? Căn cứ vào đâu bạn xác định như vậy?
+ Xác định người viết và người nhận thư. Trong thư, người viết lựa chọn ngôn ngữ như thế nào để phù hợp với người nhận thư?
+ Mục đích viết bức thư này là gì? Trong thư, người viết đã trao đổi những công việc nào?
+ Ngữ liệu tham khảo đã đáp ứng yêu cầu về bốc cục kiểu bài thư trao đổi công việc chưa? Vì sao?
Video trình bày nội dung:
(1) Ngữ liệu tham khảo được viết dưới dạng thư điện tử. Căn cứ xác định: có địa chỉ email người gửi và người nhận, tiêu đề thư, không có địa điểm và thời gian trong nội dung thư.
(2) Người viết thư là học sinh, người nhận thư là thầy Chủ nhiệm. Người viết chọn ngôn ngữ lịch sự, lễ phép (thể hiện qua đại từ xưng hô, các cách diễn đạt thể hiện sự kính trọng với người nhận “kính gửi”, “em đề xuất”, “em đề nghị”,…
(3) Mục đích viết thư này là để trao đổi với thầy chủ nhiệm về kế hoạch tham gia hội trao thưởng, trong đó người viết đề xuất các việc cần chuẩn bị cho hội thao như đội hình, tập luyện, việc hỗ trợ cá nhân và đội dự thi.
(4) Lá thư đã đáp ứng yêu cầu của kiểu bài viết thư trao đổi công việc:
+ Mở đầu: Địa chỉ email người gửi, người nhận; Tiêu đề mail/lời chào hỏi thưa gửi.
+ Thân bài: Trình bày mục đích, lí do viết thư; Lần lượt trình bày các vấn đề cần trao đổi.
+ Kết bài: Lời chào, danh tính người viết.
2. Ngữ liệu (2)
+ Văn bản đã đáp ứng được yêu cầu về bố cục và nội dung của kiểu bà Thư trao đổi công việc như thế nào?
+ Xác định người viết thư và nhận thư, từ đó nhận xét về ngôn ngữ và hình thức văn bản?
+ Nội dung phần Tái bút là gì? Tại sao tác giả không để nội dung này trong phần chính bức thư?
+ Sau khi đọc xong ngữ liệu (1) và (2) bạn rút ra kinh nghiệm gì khi viết Thư trao đổi công việc?
Video trình bày nội dung:
(1) VB đáp ứng bố cục của kiểu bài Thư trao đổi công việc.
(2) Người viết là nhà văn Nguyễn Hiến Lê, người nhận: nhà văn, nhà thơ Quách Tấn.
Cả hai đều là những tri thức lớn, có sự kính trọng nhau nên Nguyễn Hiến Lê sử dụng ngôn ngữ trọng thị, nghiêm túc nhưng cũng chân thành, giàu tình cảm. HÌnh thức thể hiện: bố cục mạch lạc, chia tách rõ ràng từng nội dung trao đổi.
(3) Nội dung tái bút hỏi về trái chà là. Đây không phải là nội dung liên quan đến các vấn đề chính cần trao đổi, nên không được đặt ở phần chính của bức thư.
(4) + Lưu ý đến các quy ước trình bày của thư tay và thư điện tử.
+ Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc để lựa chọn ngôn ngữ viết phù hợp, thể hiện thái độ lịch sự, tôn trọng người viết.
+ Đảm bảo đúng quy cách trình bày và yêu cầu về nội dung của các phần mở đầu, nội dung và kết thúc.
+ Các vấn đề trao đổi cần được trình bày rõ ràng, mạch lạc, có lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của bản thân.
+ Có thể sử dụng các phương tiện liên kết để đánh dấu các ý quan trọng trong nội dung bức thư.
NỘI DUNG III : QUY TRÌNH VIẾT BÀI
Tóm tắt quy trình viết thư trao đổi về công việc?
Video trình bày nội dung:
Quy trình | Lưu ý |
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết. | + Xác định rõ nội dung và mục đích trao đổi công việc. + Xác định người nhận thư => định hướng cách viết phù hợp. |
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý | + Phác thảo các ý cần trao đổi. + Sắp xếp các ý theo trình tự phù hợp. |
Bước 3: Viết bài | + Triển khai các ý thành bức thư + Sử dụng ngôn từ, giọng điệu phù hợp. |
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa | Xem lại thư trước khi gửi, đối chiếu với Bảng kiểm để điều chỉnh. |
Nội dung video Tiết: “Viết thư trao đổi công việc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.