Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Ôn tập
Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Ôn tập. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Ôn tập các văn bản đã đọc
- Ôn tập thực hành Tiếng việt
- Kĩ năng viết văn bản nghị luận về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ
KHỞI ĐỘNG
Em hãy thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: Hãy trình bày cảm nhận của em về một tác phẩm thơ mà em ấn tượng nhất trong bài 2?
CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
NỘI DUNG I : ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỌC
1. Bảng đối chiếu 1
Lập bảng để tóm tắt, hệ thống những vấn đề như đề tài, câu chuyện, nhân vật trong hai truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao) và Hai đứa trẻ (Thạch Lam).
Video trình bày nội dung:
Văn bản | Đề tài | Câu chuyện | Nhân vật |
Lão Hạc | Cuộc sống bần cùng của người nông dân Việt Nam trước CMT8/1945 và những phẩm chất cao quý. | Lão Hạc bán chó, gửi tiền cho ông giáo để lo hậu sự cho mình, rồi tự tử để giữ trọn mảnh vườn cho con. Ông giáo dẫu nhân hậu và quý trọng lão Hạc nhưng vẫn hiểu nhầm lão cho đến khi chứng kiến cái chết đau đớn bằng bả chó của lão => Câu chuyện tập trung vào cuộc đời khổ ải của lão Hạc và hành trình gian nan của ông giáo khi tìm hiểu sự thật về nhân cách con người. | Lão Hạc với cuộc đời cùng khổ, tình phụ tử và lòng tự trọng cao quý. Ông giáo với tấm lòng nhân hậu và nỗ lực tìm hiểu nhân cách con người. |
Hai đứa trẻ | Cuộc sống mòn mỏi và khát vọng đổi đời của những con người bình thường nơi phố huyện nghèo trước CMT8/1945 | Hai đứa trẻ mỗi ngày đều dọn hàng và ngắm nhìn cuộc sống xung quanh, chờ đợi đoàn tàu đêm đi qua => câu chuyện tập trung vào diễn biến tình cảm, tâm lí của nhân vật Liên trước cảnh vật, con người và đời sống phố huyện. | An và Liên với cuộc đời mòn mỏi, tẻ nhạt, sự cảm thông, sẻ chia với những con người nghèo khổ xung quanh, hồi ức đẹp đẽ về tuổi thơ và khát vọng đổi đời không bao giờ tắt. |
2. Bảng đối chiếu 2
Lập bảng tóm tắt tri thức về phong cách cổ điển, phong cách hiện thực và phong cách lãng mạn.
Video trình bày nội dung:
Nội dung so sánh | Phong cách cổ điển | Phong cách lãng mạn | Phong cách hiện thực |
Đề tài và cảm hứng | Những tư tưởng, đạo lí, lí tưởng sống có tính chất khuôn mẫu, chuẩn mực | Tình cảm chủ quan và trí tưởng tượng bay bổng của tác giả | Hiện thực khách quan của đời sống hàng ngày. |
Nguyên tắc tổ chức hệ thống hình ảnh, từ ngữ, nhân vật | Tính tao nhã, ước lệ, việc sử dụng hệ thống điển tích, điển cố sự tôn trọng các chuẩn mực và quy phạm. | Sự phóng khoáng, tự do bay bổng, phá vỡ các chuẩn mực và quy phạm. | Tính điển hình cao, đại diện cho những số phận, cảnh đời có thực và thể hiện những mâu thuẫn xã hội gay gắt. |
NỘI DUNG II : ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trương hợp sau và nêu cách sửa:
a) Nó đưa cho cô giáo chủ nhiệm lớp ba cuốn truyện tranh mới mua hôm qua.
b) Nam nói với Sơn bức tranh của cậu ấy rất đep.
Video trình bày nội dung:
a. Lỗi: Trong câu trên “ba” có thể hiểu là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho danh từ “lớp” cũng có thể được hiểu là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho “cuốn” => Mơ hồ về cấu trúc.
Sửa: Nó đưa cho cô giáo chủ nhiệm lớp nó ba cuốn truyện tranh mới mua hôm qua/ Nó đưa cho cô giáo chủ nhiệm lớp ba, lớp của em trai nó cuốn truyện tranh mới mua hôm qua.
b. Lỗi: Trong câu trên “cậu ấy” có thể là Nam cũng có thể là Sơn. Đây là lỗi câu mơ hồ logic.
Sửa: Nam nói với Sơn bức tranh của Nam rất đẹp/ Nam nói với Sơn bức tranh của Sơn rất đẹp.
NỘI DUNG III : KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI TRẺ
Chia sẻ ít nhất một kinh nghiệm mà theo bạn là hữu ích để tạo tính thuyết phục cho bài văn nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.
Video trình bày nội dung:
Những điểm cần chú ý để thu hút sự quan tâm của người nghe khi thuyết trình về một vấn đề xã hội liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. Chọn được vấn đề mang tính thời sự, nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ, thể hiện rõ ràng, cụ thể quan điểm của người nói; trình bày lí lẽ, bằng chứng thuyết phục, tiêu biểu đầy đủ, mở đầu và kết thúc ấn tượng, sử dụng hợp lí, hiệu quả các phương tiện phi ngôn ngữ để hỗ trợ người nghe theo dõi bài trình bày.
Khi thuyết trình về một vấn đề xã hội liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước bạn cần chú ý điều gì để thu hút sự quan tâm của người nghe? Khi nghe một bài thuyết trình, muốn nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình, bạn nên lưu ý điều gì?
Video trình bày nội dung:
Những điểm cần lưu ý khi nghe một bài thuyết trình, nhận xét đánh giá nội dung và cách thuyết trình: tìm hiểu trước về bài thuyết trình; tập trng lắng nghe; nắm bắt và ghi chép những nội dung chính và quan điểm của người nói; chỉ ra được những điểm mới mẻ, thú vị hoặc những điểm cần trao đổi, lịch sự, đúng mực khi trao đổi, nhận xét, đánh giá cần có lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
Nội dung video Tiết: “Ôn tập” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.