Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Đối tượng và những khó khăn của hài kịch (Mô-li-e)

Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Đối tượng và những khó khăn của hài kịch (Mô-li-e). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM: ĐỐI TƯỢNG VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA HÀI KỊCH

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm hiểu chung về chủ điểm : “Đối tượng và những khó khăn của hài kịch
  • Khám phá chi tiết văn bản
  • Tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản

KHỞI ĐỘNG

Theo em đánh giá hài kịch và bi kịch thể loại nào sẽ làm khó người viết hơn? Vì sao?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I : TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả, liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc: Thân thế, sự nghiệp; Đôi nét về nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi

Video trình bày nội dung:

Mô-li-e: (1622 - 1673). Ông là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp. Với tiếng cười nhiều cung bậc, từ trào lộng vui nhộn đến chế nhạo, đả kích sâu cay, hài kịch của ông có sức công phá lớn cái xấu, cái ác. Tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm có: Trường học làm vợ, Tác-tuýp, Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Bệnh tưởng...

2. Tác phẩm

Đôi nét về văn bản Đối tượng và những khó khăn của hài kịch?

Video trình bày nội dung:

Đối tượng và những khó khăn của hài kịch in trong Phùng Văn Tửu, giáo trình văn học Âu – Mỹ.

NỘI DUNG II : KHÁM PHÁ VĂN BẢN.

(1) Theo lời của nhân vật Đô-răng, đối tượng và những khó khăn của hài kịch là gì?

(2) Vì sao Đô- răng cho rằng “Gây cười cho những con người tử tế đâu phải chuyện dễ dàng”?

Video trình bày nội dung:

(1) + Đối tượng của hài kịch: Cái lố bịch, thói hư tật xấu của con người nói chung; cái lố bịch, thói hư tật xấu của con người đương thời, là đối tượng đặc biệt.

+ Những khó khăn của hài kịch: Dựng được những bức chân dung chân thật, tức phải thật sự giống, thật sự tự nhiên, gây được tiếng cười cho những con người tử tế.

(2)

+ “Con người tử tế” ấy là người có lương tri, nhận thức đúng đắn về cuộc sống, biết phân biệt trái phải, sống đúng đạo đức.

+ Tiếng cười của “con người tử tế” thường ở cấp độ cao hơn, không chỉ là tiếng cười giải trí, mà là cười trầm trồ, phản tỉnh trước cái phi lí, bất thiện, bất toàn trong đời sống.

+ Để gây tiếng cười cho “con người tử tế” nhà soạn kịch phải biết sáng tạo cái mới (tình huống kịch, nhân vật, ngôn ngữ, thủ pháp…) khởi sâu ý nghĩa xã hội và triết học của tiếng cười – điều này không dễ, đòi hỏi tài năng và tâm huyết của người sáng tạo.

NỘI DUNG III : TỔNG KẾT

Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Đối tượng và những khó khăn của hài kịch?

Video trình bày nội dung:

Nội dung: Đối tượng của hài kịch và những khó khăn của hài kịch trong việc tạo tiếng cười cho những con người tử tế.

Nghệ thuật: Luận điểm rõ ràng cùng lập luận sắc bén.

Nội dung video Tiết: “Đọc kết nối chủ điểm” Đối tượng và những khó khăn của hài kịch” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác