Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi)

Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Thật và giả (Nguyễn Đình Thi). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

ĐỌC MỞ RỘNG THỂ LOẠI : THẬT VÀ GIẢ

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, xuất xứ,…
  • Phân tích văn bản thật và giả
  • Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

KHỞI ĐỘNG

Hãy kể tên các tác phẩm văn học của tác giả Nguyễn Đình Thi mà em đã được học hoặc được biết?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I : TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi?

Video trình bày nội dung:

Nguyễn Đình Thi: (1924 – 2003); Quê quán: Quê nội ở Phú Xuyên (Hà Đông) nhưng sinh tại Luông Pha-băng (Lào); Ông viết văn, làm thơ, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học, biên khảo triết học… Dù ở lĩnh vực nào ông cũng có nhiều đóng góp đáng ghi nhận. Tác phẩm tiêu biểu bao gồm: Con nai đen, Giấc mơ, Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan….

2. Tác phẩm

Xuất xứ của văn bản Thật và giả?

Video trình bày nội dung:

Thật và giả trích từ hồi 1 của vở kịch Con nai đen. Hành động kịch xoay quanh việc các “ứng viên Hoàng hậu” và cô gái Quế Nga gặp gỡ Nhà vua.

NỘI DUNG II : PHÂN TÍCH VĂN BẢN THẬT VÀ GIẢ

(1) Tóm tắt các sự kiện chính và xác định xung đột kịch trong văn bản.

(2) Trong văn bản Thật và giả sự thật được ẩn giấu sau lời nói dối như thế nào? Nhà vua tỏ thái độ trước việc đó ra sao? Hoàn thành bảng sau:

Nhân vật

Lời nói dối

Sự thật

Thái độ của Nhà vua

Tiểu thư

   

Người đàn bà

   

Quận chúa

   

Cô gái

   

(3) Không gian “cung điện nguy nga” thời gian “sắp sang một ngày mới” và “trời đất bình tĩnh quá” có vai trò gì trong việc khắc phục nội tâm của nhân vật khi đối diện với chính mình?

(4) Cách sắp xếp cho các nhân vật phụ nữ lần lượt xuất hiện làm gia tăng kịch tính của màn kịch như thế nào?

(5) Pho tượng đá có thực sự giúp nhà cua giải đáp vấn đề thật – giả không? Vì sao?

(6) Xung đột trong màn kịch cho thấy những băn khoăn gì của tác giả - trong tư cách người công dân, người nghệ sĩ – trước đời sống và sáng tạo?

Video trình bày nội dung:

(1) Vào buổi sáng sinh nhật lần thứ 27, Nhà vua cô đơn, trò chuyện với pho tượng đá về “nỗi quằn quại của con người” và nhận thấy sự khó khăn, đau khổ trong cuộc sống. Nhà vua tiếp đón lần lượt bốn người phụ nữ, mong tìm được một tình yêu chân thành, nhưng đều nhận được những lời nói dối. Nhà vua phân biệt được sự thật và giả dối qua cảm nhận của trai tim, cuối cùng tìm được tình yêu thực sự.

- Xung đột kịch: Xung đột chính trong vở kịch là xung đột giữa thật và giả. Nhà vua luôn tha thiết muốn tìm được một tình yêu chân thành, nhưng trong cuộc gặp gỡ với bốn người phụ nữ, ông nhận ra sự giả dối trong lời nói của họ. Tình huống này tạo nên xung đột giữa sự thật và giả dối, giữa khao khát tìm kiếm tình yêu chân thành và sự phủ nhận nó.

 (2)

Nhân vật

Lời nói dối

Sự thật

Thái độ của Nhà vua

Tiểu thư

Em nói sao hết được lòng em yêu kính Đức vua.

Yêu chàng trai nghèo, nhưng bị cha ép tiến cung.

Phẫn nộ và xót xa.

Người đàn bà

Người có kén Hoàng hậu thì trước hết xin Người nhìn vào đạo đức.

Sẵn sàng để chống giải trí với phụ nữ trẻ trung, thiếu đạo đức.

Ngạc nhiên và buồn bã.

Quận chúa

Trời ơi! Em xúc động quá, trái tim em đang thổn thức.

Trí trá, giảo hoạt, trở mặt ngay lập tức.

Thất vọng và chán chường.

Cô gái

Ngày tháng đã qua đi, lòng thiếp nay cũng khác đi rồi.

Luôn mong nhớ Nhà vua, giữ mãi kỉ niệm xưa.

Xúc động và hạnh phúc.

(3) Qua việc sử dụng các yếu tố không gian và thời gian, tác giả đã tạo nên những sự tương phản, mâu thuẫn sâu sắc, góp phần khắc họa rõ nét nội tâm phức tạp của nhân vật Nhà vua khi đối diện với chính mình, suy ngẫm về sự thật và giả dối trong cuộc sống.

(4) Qua việc sắp xếp sự xuất hiện của bốn người phụ nữ theo một trình tự gia tăng độ phức tạp của lời nói dối, tác giả đã tạo nên sự gia tăng dần của xung đột kịch, đẩy câu chuyện đến đỉnh điểm khi Nhà cua đau khổ nhưng cũng tìm ra được tình yêu thực sự.

(5) Pho tượng đá không trực tiếp giải đáp vấn đề thật – giả, mà chỉ là một phương tiện nghệ thuật để kích thích sự suy ngẫm và trăn trở của Nhà vua. Qua đó, Nhà vua dần tự mình nhận ra sự thật và giả dối, đặc biệt là ở nhân vật Cô gái, khi cần phải dùng trái tim để cảm nhận.

(6) Xung đột thật – giả trong vở kịch Con nai đen phản ánh những băn khoăn của nhà văn – người nghệ sĩ – trước đời sống và sáng tạo nghệ thuật

NỘI DUNG III : TỔNG KẾT

Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Thật và giả?

Video trình bày nội dung:

Nội dung: Cuộc yết bái Nhà vua của các ứng viên hoàng tộc vào chức vị hoàng hậu và của cô gái thôn quê.

Nghệ thuật: Xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và đầy thú vị.

Nội dung video Tiết: “Đọc mở rộng thể loại: Thật và giả” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác