Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Ôn tập

Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Ôn tập. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

ÔN TẬP

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

 

KHỞI ĐỘNG

Hãy trình bày cảm nhận của em về một tác phẩm em ấn tượng nhất trong bài học số 5? 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I : ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỌC 

Điền thông tin phù hợp vào bảng sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Văn bản

Tình huống

Xung đột

Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra

  

Tiền bạc và tình ái

  

Thật và giả

  

+ Tìm sự tương đồng về đối tượng trào phúng và thủ pháp trào phúng của một trong ba văn bản Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra, Tiền bạc và tình ái, Thật và giả với tích trò sân khấu dân gian hay truyện cười dân gian mà bạn biết. 

Video trình bày nội dung:

(1) 

Văn bản

Tình huống

Xung đột

Màn diễu hành – trình diện quan thanh tra

Sự hiểu nhầm lẫn nhau của các quan chức, địa phương và viên chức vãng lai.

Giữa chính quyền và nhân dân.

Tiền bạc và tình ái

Sự hiểu lầm của hai người say mê hai đối tượng khác nhau, dẫn đến cuộc đối thoại “ông nói gà bà nói vịt”.

Giữa đam mê thấp kém và chuẩn mực đạo đức, lẽ thường ở đời.

Thật và giả

Cuộc yết bái Nhà cua của các ứng viên hoàng tộc vào chức vị hoàng hậu và của cô gái thôn quê.

Giữa thật và giả.

(2)

- Tương đồng trong đối tượng trào phúng: Có thể chọn đối chiếu một trong các tích chèo, tuồng, như Mẹ Đốp, Xã trưởng, Thị Hến, Huyền Trìa… hay đối tượng hà tiện, nói khoác, quan tham… trong truyện cười (Đến chết vẫn hà tiện, Con rắn vuông, Nhưng nó phải bằng hai mày…)

- Tương đồng trong thủ pháp trào phúng: Nhầm lẫn, nói quá, tương phản “ông nói gà, bà nói vịt”… vốn rất nhiều trong truyện cười dân gian và trong các tích chèo, tuồng nêu trên.

NỘI DUNG II : ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 

Tìm một vài câu thơ/ câu văn có sử dụng biện pháp tu từ nghịch ngữ và phân tích tác dụng của biện pháp này? 

Video trình bày nội dung:

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

- Sử dụng các vế câu có ý nghĩa trái ngược nhau để phản ánh đặc điểm của người nông dân nghĩa sĩ : 

+ chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung >< chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ

+ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm >< tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó 

- Tác dụng: Nhấn mạnh bản tính hiền lành, chất phác của người nông dân trong cuộc sống đời thường khi mà những công việc quen thuộc của họ là gắn bó với ruộng đồng; đồng thời phát hiện vẻ đẹp đáng quý của họ: yêu chuộng hòa bình.

NỘI DUNG III : KĨ NĂNG VIẾT THƯ TRAO ĐỔI CÔNG VIỆC

  1.  Khi viết thư trao đổi công việc, cần lưu ý gì về hình thức, giọng điệu, ngôn ngữ?
  2. Khi thực hiện tranh luận về vấn đề có ý kiến trái ngược nhau, ta cần có thái độ như thế nào?

Video trình bày nội dung:

(1) Lưu ý khi viết thư trao đổi công việc:

+ Về hình thức: Đảm bảo quy cách của thư tay, hoặc thư điện tử, chú ý các thông tin như thời gian, nơi chốn, chức năng của Cc và Bcc (với thư điện tử) có thể sử dụng chữ kí điện tử.

+ Về giọng điệu: Lịch sự, nhã nhặn, thể hiện sự tôn trọng và thiện chí.

+ Về ngôn ngữ: Chuẩn mực, lựa chọn ngôn ngữ trang trọng hoặc thân mật tùy quan hệ với người thân.

(2) Thái độ khi tranh luận: Khi tranh luận về vấn đề có ý kiến trái ngược nhau, cần thể hiện thái độ cầu thị, tân trọng lẫn nhau. Mục đích của tranh luận là tìm ra chân lí, không phải hạ bệ hay giành phần thắng.

Nội dung video Tiết: “Ôn tập” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác