Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư)
Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
ĐỌC MỞ RỘNG THỂ LOẠI: TIẾNG THU
Xin chào các em, cô rất vui khi được đồng hành cùng các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Tiếng thu. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thơ năm chữ.
- Hiểu tâm trạng u buồn man mác có chút khắc khỏi của nhân vật trữ tình.
A. KHỞI ĐỘNG
Trước khi bước vào bài học, các em hãy cùng cô quan sát và trả lời câu hỏi sau:
Qua những hình ảnh trên em cảm nhận như thế nào về mùa thu?
Mùa thu là đề tài quen thuộc đối với thi nhân Việt Nam. Thu nhẹ nhàng đi vào trong thơ ca Việt với biết bao nhiêu cảm xúc. Đó là một mùa thu với hương ổi phả vào trong gió se của Hữu Thỉnh, đó là mùa thu với nỗi sầu của Xuân Diệu…. Và hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá một bức tranh mùa thu trong thơ Lưu Trong Lư qua bài Tiếng thu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. Tìm hiểu chung
Nội dung 1. Tác giả
Trình bày hiểu biết của em về tác giả Lưu Trọng Lư?
Video trình bày nội dung:
Lưu Trọng Lư: 1912 – 1991. Quê: huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Ông là một trong những nhà thơ khởi xướng và tích cực cổ vũ phong trào Thơ Mới.
Nội dung 2. Tác phẩm
Trình bày hiểu biết của em về văn bản Tiếng thu?
Video trình bày nội dung:
Tác phẩm Tiếng thu in trong tập Thi nhân Việt Nam
II. Phân tích văn bản Tiếng thu
Nội dung 3.
Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào? Bạn hiểu thế nào về nhan đề Tiếng thu? Bài thơ là lời của ai nói với ai? Nói về điều gì và bằng thái độ, giọng điệu nào?
Video trình bày nội dung:
Chủ thể trữ tình của bài thơ là một chủ thể ẩn có thể suy đoán một “anh” đang thổ lộ tình cảm với “em”.
Nội dung 4.
Nhan đề Tiếng thu có thể hiểu là âm thanh của mùa thu, tiếng lòng trong mùa thu. Bài thơ là lời của “anh” nói với “em” hỏi về cảm nhận “tiếng thu” với giọng buồn man mác
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nếu một số biểu hiện về sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức như thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… với chủ đề và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm?
Video trình bày nội dung:
Thể thơ năm chữ. Biểu hiện: Thể thơ ngắn cùng với điệp ngữ phủ định “em không nghe”, câu hỏi tu từ và các hình ảnh “trăng mờ”, “chinh phu”, “cô phụ” các từ ngữ “thổn thức”, “rạo rực”, “ngơ ngác”… rất phù hợp với diễn tả tính lãng mạn, thiết tha nhưng cũng đượm buồn trong thời điểm mùa thu. Màu vàng là thi liệu quen thuộc để miêu tả mùa thu trong thơ cổ. Nhưng “màu vàng” với “con nai vàng ngơ ngác” “đạp lên lá vàng khô” thì lại là hình ảnh rất mới. Tuy nhiên, bài thơ vẫn phảng phất phong vị cổ điển quan hình ảnh “trăng mờ”, “chinh phu”, “cô phụ”…
Nội dung 5.
Tiếng thu được sáng tác theo phong cách nào? Nêu một số biểu hiện của phong cách sáng tác được thể hiện qua văn bản?
Video trình bày nội dung:
Phong cách sáng tác: Lãng mạn
+ Biểu hiện: Thể thơ năm chữ, điệp ngữ phủ định, câu hỏi tu từ và cách thể hiện cảm xúc trực tiếp qua các từ “thổn thức”, “rạo rực”, thấm dẫm chất lãng mạn thời Thơ mới, đề cao cảm xúc và giải phóng con người cá nhân bứt phá khỏi những khuôn khổ thi luật và ngôn ngữ của thời trung đại.
III. Tổng kết
Nội dung 6. Tổng kết
Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Tiếng thu?
Video trình bày nội dung:
Nội dung: Bức tranh mùa thu được cảm nhận với vẻ mới mẻ và hiện đại đồng thời thể hiện tâm trạng buồn bã cô đơn của chủ thể trữ tình.
Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ năm chữ ngắn gọn. Sự thành công áp dụng nét cổ điển và hiện đại thể hiện trong bài.
...........
Nội dung video bài 1: Tiếng thu còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.