Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Thực hành tiếng Việt

Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 2: Thực hành tiếng Việt. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI CÂU MƠ HỒ VÀ CÁCH SỬA

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Thế nào là lỗi câu mơ hồ
  • Cách thực hành sửa lỗi câu mơ hồ
  • Các bài tập luyện tập và vận dụng

KHỞI ĐỘNG

Em hãy thảo luận câu hỏi để nghiên cứu trả lời. 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Thế nào là lỗi câu mơ hồ?

Thế nào là lỗi câu mơ hồ? Có mấy loại lỗi câu mơ hồ?

Video trình bày nội dung:

- Khái niệm: Câu mơ hồ là loại câu không rõ ràng về nghĩa.
 

- Phân loại: 

Mơ hồ từ vựng

+ Mơ hồ cấu trúc

+ Mơ hồ về logic

+ Ba người mua ba cái áo.
 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 

Câu 1: Phân tích lỗi mơ hồ của câu sau: “Chị ấy đã gặp con”.

A. Có thể hiểu sai về đối tượng chị ấy đã gặp có thể là con của chị ấy sinh ra cũng có thể là người nói.

B. Mơ hồ trong cách nói, con là ai.

C. Có thể khiến người đọc nhầm tưởng không biết vì sao chị ấy lại đến gặp con.

D. Khiến người đọc cảm thấy vô cùng khó hiểu vì sao chị ấy lại đến gặp người nói làm gì.

Câu 2: Phân tích lỗi mơ hồ của câu sau: “Cây khế đầu hè đã chết rồi.”

A. Có thể hiểu cây khế đã chết hồi đầu hè.

B. Có thể hiểu là cây khế ở vị trí đầu hè đã chết.

C. Người đọc người nghe cảm thấy vô cùng mơ hồ không thể xác định được “đầu hè” là thời điểm hay là vị trí.

D. Cây khế đã chết rồi.

Câu 3: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.”
 

A. Lỗi câu mơ hồ. 

B. Lỗi thiếu logic.

C. Lỗi thiếu chủ ngữ.

D. Lỗi thiếu vị ngữ.
 

Câu 4: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.

A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.

B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.

C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.

D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Câu 5: Xác định lỗi của câu sau: Các cảnh sát truy tìm tên tội phạm không để lại dấu vết.
 

A. Lỗi câu sai logic

B. Lỗi câu mơ hồ

C. Lỗi thiếu chủ ngữ

D. Lỗi thiếu vị ngữ. 
 

Video trình bày nội dung:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

A

C

A

B

B

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

Bài 1: Phân tích lỗi câu mơ hồ trong các trường hợp sau và nêu cách sửa:

  1. Ba cô gái sống gần nhà tôi vừa trúng số tối qua.
  2. Chị ấy đã gặp con.
  3. Cả nhà hát say sưa theo tiếng đàn vĩ cầm.
  4. Nó khoe với tôi chiếc xe đạp mới mua hôm qua.
  5. Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.
  6. Hôm qua, tôi rất bất ngờ về món quà của cô ấy.

Bài 2: Chỉ ra điểm chung về lỗi câu mơ hồ trong những câu dưới đây và đề xuất phương án sửa phù hợp. 

  1. Đây là phương thuốc độc nhất trên đời.
  2. Câu khế đầu hề đã chết rồi.

Bài 3: Sưu tầm ít nhất ba câu mơ hồ và nêu cách sửa.

Bài 4: Đọc đoạn trích sau:

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều,

Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;

Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.

(Huy Cận, Tràng giang)

  1. Theo bạn, dòng thơ in đậm ở trên có thể được hiểu theo những cách nào?
  2. Đây có phải lỗi câu mơ hồ không? Vì sao?

ng video Tiết: “Thực hành Tiếng Việt. Lỗi câu mơ hồ và cách sửa” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác