Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau
Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
NÓI VÀ NGHE TRANH LUẬN MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ NHỮNG Ý KIẾN TRÁI NGƯỢC NHAU
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Các bước trình bày tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau.
KHỞI ĐỘNG
Theo bạn khi tranh luận một vấn đề làm sao để bạn có thể thuyết phục người khác?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG I : CÁC BƯỚC TRÌNH BÀY TRANH LUẬN MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI CÓ NHỮNG Ý KIẾN TRÁI NGƯỢC NHAU.
Trình bày quy trình chuẩn bị cho cuộc tranh luận?
Video trình bày nội dung:
Bước 1: Chuẩn bị cho cuộc tranh luận.
+ Bạn nên chọn đề tài thu hút được sự quan tâm của cộng đồng và không quá xa lạ với đời sống của bạn:
+ Có nên phân biệt “công việc dành cho nam” và “công việc dành cho nữ”?
+ Có nên cho tiền người ăn xin?
+ Chọn nghề cho tương lai: nên theo truyền thống gia đình hay theo nguyện vọng của bản thân?
+ Xác định mục đích nói, thời gian, không gian và đối tượng người nghe
+ Bài nói nhằm mục đích gì?
+ Bài nói trong một không gian thế nào?
+ Người nghe là ai?
+ Tìm ý và lập dàn ý
+ Vấn đề tranh luận là gì? Có các ý kiến trái chiều nào về vấn đề?
+ Ý kiến của bản thân về vấn đề là gì?
+ Giải pháp cho vấn đề là gì?
+ Tìm ý sắp xếp theo trình tự hợp ý để có dàn ý:
+ Mở đầu: nêu vấn đề cần tranh luận
+ Nội dung: tóm tắt các ý kiến trái chiều về vấn đề, trình bày ý kiến, quan điểm bản thân.
+ Kết thúc: khẳng định lại quan điểm của bản thân đề xuất giải pháp hoặc rút ra bài học.
Bước 2: Tiến hành tranh luận
+ Trình bày bài tranh luận của mình, đảm bảo thời gian cho phép với thái độ ngôn ngữ hợp lí. Lưu ý:
+ Nêu khái quát nội dung bài nói và các luận điểm chính sẽ trình bày.
+ Có thể đặt mình vào vị trí, lập trường của các ý kiến trái chiều để đánh giá, phân tích, so sánh….
+ Tương tác tích cực với người nghe.
+ Khi thực hiện tranh luận, lưu ý:
+ Chuẩn bị tâm thế lịch sự, tôn trọng lẫn nhau, hiểu rằng tranh luận nhằm mục đích phân tích để làm rõ vấn đề.
+ Trong vai trò người nghe, bạn nêu ý kiến phản biện hoặc đặt câu hỏi về những nội dung chưa chính xác trong bài nói.
+ Trong vai trò của người nói, bạn phản hồi thỏa đáng những ý kiến, câu hỏi của người nghe và tiếp thu những đóng góp hợp lí, có tính xây dựng.
Bước 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm
Nội dung video Tiết: “Nói và nghe tranh luận một vấn đề xã hội có những ý kiến trái ngược nhau” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.