Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 3: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)

Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 3: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn. 

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo

Tóm lược nội dung

VĂN BẢN VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC

Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!

Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:

  • Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm, xuất xứ,.. của văn bản
  • Khám phá chi tiết văn bản “Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc”
  • Tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm

KHỞI ĐỘNG

Em hãy xem hình ảnh cùng 1 số gợi ý và trả lời câu hỏi.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

NỘI DUNG I : TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

Tìm hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Video trình bày nội dung:

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888). Quê quán: sinh tại làng Tân Thời, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình tỉnh Gia Định. Tác phẩm của ông bao gồm có: truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp, thơ và văn tế: Chạy giặc, Thơ điếu Trương Định, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là vị trí hàng đầu trong văn học yêu nước Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX và trong văn học chống thực dân của các dân tộc Á – Phi.

2. Văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Tìm hiểu chung về văn bản “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”

Video trình bày nội dung:

a. Thể loại: Văn tế

b. Xuất xứ

+ Tháng 12 năm 1861, một đội nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã anh dũng tấn công đồn giặc Pháp ở chợ huyện, tiêu diệt được một số sĩ quan và quân lính giặc. Nhưng vì trang bị quá thô sơ, hơn hai mươi nghĩa sĩ đã hi sinh. Tinh thần cả thân cứu nước của họ đã tạo nên niềm xúc động mạnh mẽ. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã viết bài văn tế này để đọc tại lễ truy điệu của những người nghĩa sĩ. Bài văn tế gây xúc động sâu sắc trong nhân dân và được lưu truyền khắp cả nước.

c. Chủ đề

Thể hiện hình tượng bi tráng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc và tình cảm thương xót, kính phục của tác giả của nhân dân đối với sự hi sinh của họ

d. Bố cục và cảm hứng chủ đạo

Bố cục bài văn tế

Bố cục và nội dung từng phần vài Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc

Lung khởi

Câu 1-2: Nêu cảm tưởng chung, khái quát về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã hi sinh

 

Thích thực

Câu 3-15: Hồi tưởng về công đức và dựng lên chân dung của nghĩa sĩ Cần Giuộc.

 

Ai vãn

Câu 16 -25: Bày tỏ niềm thương tiếc trước sự hi sinh của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.

 

Kết

Câu 26 – hết: Nêu cảm nghĩa và mời linh hồn của nghĩa sĩ quá cố về hưởng đồ tế lễ.

 

Cảm hứng chủ đạo: Ngợi cả vẻ đẹp bình dị chất phác và tinh thần xả thân cứu nước của những người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc, đồng thời bộc lộ niềm tiếc thương vô hạn đối với sự hi sinh quên mình của người nông dân – nghĩa sĩ.

 

NỘI DUNG II : KHÁM PHÁ VĂN BẢN

1. Phân tích hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc

a, Hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong 2 câu đầu

Hình ảnh của người nghĩa sĩ được thể hiện khái quát trong hai câu đầu của văn bản như thế nào?

Video trình bày nội dung:

Vấn đề khái quát được đưa lên thành mở đầu cho bài văn tế là tấm lòng của những người dân quê trước cảnh đất nước bị xâm lược, danh tiếng, ý nghĩa sự hi sinh.

b, Hình tượng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc từ câu 3 đến 15

Những đặc điểm nổi bật của hình tượng người nghĩa sĩ (hoàn cảnh xuất thân, điều kiện chiến đấu, hành động chiến đấu)

Video trình bày nội dung:

+ Hoàn cảnh xuất thân: Những người nông dân vô danh vốn xa lạ với trận mạc, binh đao dân ấp dân lân.

+ Điều kiện chiến đấu: Trang bị thô sơ, thiếu thốn (một manh ảo vải, một ngọn tầm vông, rơm con cúi), hoàn toàn không cân sức với kẻ thù; xa lạ với việc binh đao (chỉ biết….; mắt chưa từng ngó….; chẳng đợi tập rèn, không chờ bày bổ….)

+ Động lực, động cơ chiến đấu: đánh giặc bởi sự thôi thúc của tình cảm yêu nước giản dị, chân thành.

+ Hành động xung trận:  Chiến đấu dũng mãnh, quên mình; đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, đâm ngang, chém ngược, hè trước, ó sau…

2. Sự trân trọng ngợi ca của tác giả và nhân dân với những nghĩa sĩ Cần Giuộc

a. Sự trân trọng ngợi ca của tác giả với những nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích một số câu trong bài thể hiện một cách sâu sắc, thấm thía tình cảm của nhân dân và của tác giả đối với sự hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc?

Video trình bày nội dung:

Điểm đặc biệt của bài văn tế đó là thường được viết bằng thể phú độc một vần. Có những lời lẽ biểu cảm trực tiêp của người đứng tế như: “hỡi ôi”! “ôi”, “ôi thôi thôi!”, “đau đớn thay”…

Với ông cũng như nhân dân thì những nghĩa sĩ Cần Giuộc không chết. Thân xác họ đã nằm xuống nhưng “tấm lòng son” của họ sẽ sống mãi với trăng sao.

+ Bài văn tế cũng thể hiện niềm thương cảm sâu xa với những nạn nhân của chiến tranh xâm lược. Câu văn cho thấy nhân dân và trước hết là những người “mẹ già” mất con, “vợ yếu” mất chồng là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh.

+ Các câu trong phần Ai vãn/ kết trong tương quan với các câu phần Thích tực và trong chỉnh thể bài Tế có thể thấy được tính bi tráng của hfnh tượng và cảm xúc. Khi gắn liền hay tiếp nối những hình ảnh cao đẹp, hào hùng của gười nghĩa sĩ (ở phần Thích thực) thì niềm thương tiếc trong bài văn càng thêm mãnh liệt, bi thiết, đồng thời tính chất bi không còn là bi thương mà trở thành bi tráng.

b, Hệ thống ngôn ngữ, giọng điệu trong việc diễn tả tình cảm của tác giả với những người nghĩa sĩ

Phân tích tác dụng của ngôn ngữ, giọng điệu trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước hành động chiến đấu và hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Video trình bày nội dung:

+ Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ cùng với hệ thống ngôn ngữ sau:

+  Thể hiện tình cảm gián tiếp thông qua miêu tả cùng trần thuật các hành động chiến đấu và hi sinh của người nghĩa sĩ Cần Giuộc với cụm từ “khá thương thay” phần Thích thực.

+ Sử dụng phép đối cùng hệ thống cấu trúc câu phủ định – khẳng định.

+ Sử dụng các cum động từ chỉ hành động khỏe khoắn, dũng mãnh…. 

=> Toát lên giọng điệu, tình cảm cảm xúc chung của cả đoạn văn: ngưỡng mộ, ngợi ca nồng nhiệt.

=> Với nghệ thuật này vừa giúp thể hiện chân dung người nghĩa sĩ anh hùng lại vừa bộc lộ tình cảm chân thành, trân trọng đối với người đã hi sinh về quê hương, đất nước.

NỘI DUNG III : TỔNG KẾT

Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Video trình bày nội dung:

Nội dung: Bài văn tế là tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc. Tác giả đã xây dựng nên bức tượng đài bất tử về người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc. Lần đầu tiên trong văn học Việt Nam người nông dân có mặt ở vị trí trung tâm với tất cả vẻ đẹp bi tráng của tấm lòng dũng cảm hi sinh vì Tổ quốc.

Nghệ thuật:  Kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và tính hiện thực. Ngôn ngữ vừa trang trọng vừa dân dã, bình dị, mang đậm sắc thái Nam Bộ. 

Nội dung video Tiết: “Văn bản văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.

Xem video các bài khác