Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e)
Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e). Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
TIỀN BẠC VÀ TÌNH ÁI
(Trích kịch Lão hà tiện)
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm,…
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng trong hài kịch.
- Phân tích giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ của tác phẩm, các giá trị văn hóa, triết lí nhân sinh từ văn bản.
- Liên hệ, vận dụng và tổng kết
KHỞI ĐỘNG
Thói keo kiệt là một trong những đối tượng của tiếng cười trào phúng trong văn chương. Bạn hãy lấy một vài ví dụ minh họa.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
NỘI DUNG I : TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
Em hãy trình bày đôi nét về tác giả Mô-li-e?
Video trình bày nội dung:
Mô-li-e: (1622 - 1673). Ông là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp. Với tiếng cười nhiều cung bậc, từ trào lộng vui nhộn đến chế nhạo, đả kích sâu cay, hài kịch của ông có sức công phá lớn cái xấu, cái ác. Tác phẩm nổi tiếng của ông bao gồm có: Trường học làm vợ, Tác-tuýp, Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Bệnh tưởng...
2. Tác phẩm
Đôi nét về đoạn trích Tiền bạc và tình ái?
Video trình bày nội dung:
Đoạn trích Tiền bạc và tình ái trích từ vở kịch Lão hà tiện. Đoạn trích Tiền bạc và tình ái nằm ở một số lớp cuối của vở hài kịch, hành động kịch xoay quanh cảnh mất tiền, tra hỏi và mặc cả tiền – tình.
NỘI DUNG II : NHẬN BIẾT VÀ PHÂN TÍCH ĐƯỢC MỘT SỐ YẾU TỐ CỦA HÀI KỊCH NHƯ: NGÔN NGỮ, XUNG ĐỘT, HÀNH ĐỘNG, NHÂN VẬT, KẾT CẤU, TÌNH HUỐNG, THỦ PHÁP TRÀO PHÚNG TRONG HÀI KỊCH.
+ Trạm 1: Tóm tắt các sự kiện chính và hành động của các nhân vật. Từ đó xác định tình huống hài kịch của văn bản.
+ Trạm 2: Màn độc thoại Ác-pa-gông kêu mất tiền được coi là phần cao trào của toàn bộ vở kịch Lão hà tiện, bộc lộ rõ nhất tính cách của nhân vật. Hãy liệt kê vào ô tương ứng một số lời của Ác-pa-gông nói với mình và với các đối tượng khác. Qua đó bạn có nhận xét gì về ngôn ngữ giao tiếp của kịch?
+ Trạm 3: Gọi tên cảm xúc (theo trình tự tăng cấp) của Ác-pa-gông khi kêu mất tiền. Phân tích một số chi tiết (từ ngữ, hình ảnh, ngữ điệu….) để làm rõ cảm xúc này.
+ Trạm 4: Nêu một số thủ pháp trào phúng trong màn tra hỏi.
Video trình bày nội dung:
Trạm số 1: Ác-pa-gông mất tráp tiền, thống thiết than khóc, đòi tra khảo tất cả mọi người. Bị vu oan là thủ phạm, Va-le-rơ không rõ nguồn cơn, bị Ác-pa-gông tra hỏi. Ác-pa-gông lục vấn về tiền bạc, Va-le-rơ trình bày về tình yêu.
-> Tình huống hài kịch: sự hiểu lầm của hai người say mê hai đối tượng khác nhau.
Trạm số 2:
Tự nói với mình À! Tôi đây mà. Đầu óc tôi loạn rồi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai, và tôi đương làm gì.
Với đồng tiền Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, không khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất ngày của tao đi rồi! Và, mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao; thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa! Không có mày, tao sống làm sao nổi. Thế là xong, tao kiệt sức rồi, tao đang chết đây, tao chết rồi, chôn rồi!
Với tên trộm vô hình Ai đó? Đứng lại! Trả tiền tao đây, đồ vô lại!
Với khán giả Có ông bà nào làm phúc cứu tôi….; Hở? anh bảo gì?; Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế?; Ở trên kia, cái gì mà ồn ào thế?; Nó có ẩn nấp trong đám các ngài đấy không?
Trạm số 3: Hốt hoảng -> Chới với, mất phương hướng -> Đau xót -> tuyệt vọng -> mất trí.
Trạm số 4: Cách phân tuyến nhân vật: Ác-pa-gông – nhân vật trung tâm với tính cách keo bản, ích kỉ; Các nhân vật còn lại – đối lập với Ác-pa-gông về quyền lợi và nguyện vọng.
Xác định xung đột: Xung đột chủ yếu là xung đột tính cách giữa Ác-pa-gông và các nhân vật khác
NỘI DUNG III : PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHẬN THỨC, GIÁO DỤC VÀ THẨM MĨ CỦA TÁC PHẨM, CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA, TRIẾT LÍ NHÂN SINH TỪ VĂN BẢN
Từ cách phân tuyến nhân vật trong văn bản trên, xác định xung đột kịch, xung đột đó thể hiện quan điểm “dùng tiếng cười sửa chữa phong hóa” của Mô-li-e như thế nào?
Video trình bày nội dung:
Hiểu nhầm (ông nói gà, bà nói vịt); Sử dụng từ ngữ đa nghĩa; Nói mỉa; Tăng cấp
NỘI DUNG IV : LIÊN HỆ, VẬN DỤNG
Phần cuối hài kịch Mô-li-e nói chung và vở Lão hà tiện nói riêng thường xuất hiện yếu tố bất ngờ, có xu hướng giảm nhẹ mâu thuẫn, đi đến kết thúc vui vẻ. Bạn có suy nghĩ gì về cách kết thúc này?
Video trình bày nội dung:
Việc đánh giá cách kết thúc của Mô-li-e đòi hỏi người đọc phải liên hệ với thực tế cuộc sống, nhận định tính chân thực và tính khả thi của giải pháp mà tác giả đề xuất.
NỘI DUNG V : TỔNG KẾT
Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản Tiền bạc và tình ái?
Video trình bày nội dung:
Nội dung: Phê phán thói keo kiệt, coi tiền là trên hết của nhân vật Ác-pa-gông cùng những lệch chuẩn đạo đức của lão.
Nghệ thuật: Sử dụng kết hợp thủ pháp trào phúng độc thoại,…;Sử dụng ngôn ngữ tăng cường để làm nổi bật tính trào phúng của vở kịch.
Nội dung video Tiết: “Tiền bạc và tình ái” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.