Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 3: Ôn tập
Video giảng Ngữ văn 12 chân trời Bài 3: Ôn tập. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
ÔN TẬP
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Ôn tập về văn bản đọc
- Ôn tập thực hành Tiếng Việt
- Các kĩ năng viết văn bản nghị luận đánh giá, so sánh hai tác phẩm truyện, kí hoặc hịch.
KHỞI ĐỘNG
Em hãy thảo luận cặp đôi, chia sẻ cảm nhận về một tác phẩm mà em ấn tượng nhất trong bài 3.
CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
NỘI DUNG I : ÔN TẬP VĂN BẢN ĐỌC
Chỉ ra các yếu tố kì ảo trong các tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên và Trên đỉnh non Tản.
Video trình bày nội dung:
Tác phẩm | Tác dụng yếu tố kì ảo |
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên | Can thiệp vào hành động của nhân vật hay trợ giúp họ tháo gỡ khó khăn, giải quyết xung đột, thay đổi số phận. |
Trên đỉnh non Tản | Thể hiện tư tưởng, thái độ hay quan niệm của tác giả trước những vấn đề của đời sống và “đằng sau chuyện thần tiên, ma quái rốt cuộc vẫn là chuyện xã hội, con người”. |
So sánh tác dụng của tình huống thách thức trong việc thể hiện tính cách của các nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) và nhân vật cụ phó Sần (Trên đỉnh non Tản).
Video trình bày nội dung:
Nhân vật/ tác phẩm | Tình huống thách thức đối với nhân vật | Tác dụng |
Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên) | Sau khi đốt đền, Tử Văn bị giải xuống âm phủ, đối chất với tên giặc phương Bắc trước mặt Diêm Vương. | + Thể hiện bản lĩnh, khí tiết cứng cỏi của kẻ sĩ qua nhân vật Ngô Tử Văn. + Thể hiện ý thức dân tộc của tác giả. |
Ông cụ phó Sần và tốp thợ mộc (Trên đỉnh non Tản) | Ông cụ phó Sần và tốp thợ mộc Tràng Thôn được gọi lên dỉnh non Tản để trùng tu ngôi đền cho thần núi Tản Viên và đối mặt với hai thách thức: tài năng về nghề mộc và bảo đảm sự tuyệt mật về những gì chứng kiến, trải nghiệm trong chuyến đi. | + Thể hiện sự linh thiêng của đỉnh núi, ngôi đề và Thần Non Tản. + Thể hiện tài nghệ và nghề mộc, thái độ nghiêm cẩn của cụ phó Sần và tốp thợ mộc Tràng Thôn trước, trong và sau chuyến đi. + Thể hiện tính chất dai dẳng trong cuộc chiến giữa Thần Núi và Thần Nước. |
Chỉ ra những nét chính về giá trị nội dung, nghệ thuật của Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.
Video trình bày nội dung:
+ Giá trị nội dung
Tác phẩm ngợi ca phẩm chất anh hùng, tinh thần xả thân cứu nước của các nghĩa sĩ Cần Giuộc và bày tỏ tình cảm yêu quý, niềm xót thương của nhân dân trước sự hi sinh của các nghĩa sĩ.
+ Giá trị nghệ thuật
+ Xây dựng hình tượng nghĩa sĩ nông dân yêu nước anh hùng như một tượng đài nghệ thuật trong văn học dân tộc.
+ Sử dụng thành công phương ngữ Nam Bộ với từ ngữ, hình ảnh gần gũi với đời sống thường nhật của nhân dân.
+ Sử dụng sáng tạo và nâng cao chức năng, sức biểu đạt của văn tế; kết hợp một cách nhuần nhị các yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận trong văn tế.
Các văn bản đọc hiểu trong bài mang lại cho bạn điều gì mới mẻ trong nhận thức về non sông, đất nước?
Video trình bày nội dung:
+ Từ việc đọc VB Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có thể hiểu thêm: lịch sử đất nước, bên cạnh những trang hiển hách, oanh liệt cũng có những trang bi hùng; việc viết nên lịch sử dân tộc, bên cạnh vai trò của các nhân vật lịch sử, các danh nhân, còn có vai trò của người thường dân như những nghĩa sĩ nông dân Nam Bộ.
+ Từ việc đọc VB Vinh Tản Viên sơn, Trên đỉnh non Tản mang lại nhận thức: Biết bao tên núi, tên sông trên đất nước gắn liền với những huyền thoại, những câu chuyện linh thiêng, kì thú, rất đáng tìm hiểu và tự hào.
+ Từ việc đọc VB Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, Trên đỉnh non Tản có thể liên hệ về thái độ cần có của con người khi đối mặt với thách thức trong đời sống theo chủ điểm của bài học: Sông núi linh thiêng. Tuy nhiên, với nhận thức này, bạn nên xuất phát từ các hình tượng nghệ thuật của tác phẩm.
NỘI DUNG II : ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
Chỉ ra mối liên hệ giữa lỗi câu sai logic và lỗi về trật tự từ
Video trình bày nội dung:
Các câu sắp xếp không đúng trật tự từ có thể gây hiểu lầm cho người đọc.
NỘI DUNG III : KĨ NĂNG VIẾT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ĐÁNH GIÁ, SO SÁNH HAI TÁC TRUYỆN/KÍ HOẶC KỊCH
Chia sẻ kinh nghiệm của bạn về cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch?
Video trình bày nội dung:
+ Chuẩn bị viết
+ Tìm ý, lập dàn ý
+ Viết bài
+ Xem lại và chỉnh sửa
Nội dung video “Ôn tập” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.